Hành tinh trong Hệ Mặt Trời được định nghĩa:
Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời, một khối cầu bé tí ở phía trên là diêm vương tinh đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh
Chữ hành tinh là một chữ Hán-Việt có nghĩa là một “tinh cầu di động”, không đứng yên một chỗ. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt hành tinh với các ngôi sao khác trên trời. Do thời xưa người Trung Hoa nhìn lên bầu trời thấy các ngôi sao và các hành tinh đều là các đốm sáng như nhau nên đều gọi là “sao” (tinh). Nhưng do các hành tinh có thể di chuyển vị trí tương đối với trái đất khá rõ nên nếu để ý sẽ thấy vị trí của các hành tinh này trên bầy trời qua mỗi đêm là khác nhau. Vì vậy người xưa nghĩ rằng có những ngôi sao có thể di chuyển gọi là “hành tinh” (hành là đi, di chuyển, tinh là ngôi sao), còn những ngôi sao khác gọi là “định tinh”. Hành tinh ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức… đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là “dân du mục”. Do thói quen bắt chước theo Trung Quốc nên tên các thiên thể trong tiếng Việt đều bị gọi là “sao” một cách sai lầm và phản khoa học, không cần biết nó là ngôi sao, hành tinh, hay hành tinh lùn.
Tên của những hành tinh trong Thái Dương Hệ, xét theo tăng dần khoảng cách từ mặt Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Địa Cầu, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh (Diêm Vương Tinh đã từng được xếp vào nhóm này). Những tên này được chọn dựa theo hệ thống Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và thêm vào đó là trời (thiên), biển (hải) và địa ngục (diêm hay diêm la). Hành tinh của chúng ta có một tên đặc biệt (Địa Cầu) không thuộc vào hệ thống tên vừa kể trên nhưng thường được gọi là Quả Đất, hay Trái Đất.
Bình luận