Với vành đai giống như một chiếc vương miện, Sao Thổ rất nổi bật trên nền trời đêm.

Sao Thổ là hành tinh cuối cùng trong chuỗi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ theo cách gọi của người Trung Quốc. Nó là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ 2 trong Thái Dương hệ sau Sao Mộc. Sao Thổ cũng là hành tinh dạng khí và có khối lượng riêng nhỏ nhất, chính vì thế dù to lớn nhưng tổng khối lượng của nó chỉ bằng 1/3 Sao Mộc.

Với vành đai giống như một chiếc vương miện, Sao Thổ rất nổi bật trên nền trời đêm.

Sao Thổ là hành tinh cuối cùng trong chuỗi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ theo cách gọi của người Trung Quốc. Nó là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ 2 trong Thái Dương hệ sau Sao Mộc. Sao Thổ cũng là hành tinh dạng khí và có khối lượng riêng nhỏ nhất, chính vì thế dù to lớn nhưng tổng khối lượng của nó chỉ bằng 1/3 Sao Mộc.
Sao Thổ – “Nữ hoàng sắc đẹp” của hệ Mặt Trời - 1 h5fjgr / Thiên văn học Đà Nẵng
Sao Thổ và vành đai nổi tiếng của nó.
 
Cái tên phương Tây Saturn cũng xuất phát từ thần thoại. Đó là tên La Mã của vị thần Cronus trong thần thoại Hy Lạp. Ông ta là một trong các vị thần khổng lồ Titan và từng là người cai trị cho tới khi bị các con mình, trong đó có thần Zeus lật đổ và tống xuống ngục tối vạn trượng Tartarus.
Về cấu tạo, Sao Thổ không khác nhiều so với Sao Mộc. Nó cũng có một nhân đá, phía trên lần lượt là các lớp Hidro ở thể đặc, lỏng đặc và thể khí. Sao Thổ là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, có nghĩa là nếu có một bể chứa nước đủ lớn để “vứt” hành tinh này vào, nó sẽ nổi bồng bềnh ở phía trên.
Sao Thổ – “Nữ hoàng sắc đẹp” của hệ Mặt Trời - 2 v1hfvq / Thiên văn học Đà Nẵng
So sánh kích thước Sao Thổ – Trái Đất.
 
Các vùng khác nhau trên Sao Thổ có tốc độ tự quay quanh trục khác nhau. Ở xích đạo, tốc độ này vào khoảng 10h 14 phút trong khi ở hai cực lại là 10h 39 phút. Sự chênh lệch này khiến trong khí quyển của Sao Thổ có hàng loạt vệt chạy song song với xích đạo.
Sao Thổ rất nổi tiếng với hình ảnh vành đai sáng rực bao quanh. Nó có 7 vành đai chính và rất nhiều vành đai nhỏ do bụi và các viên đá tạo thành. Galilei là người đầu tiên quan sát các vành đai này qua kính viễn vọng nhưng vào thời đó, ông chưa thể giải thích hiện tượng này.
Sao Thổ – “Nữ hoàng sắc đẹp” của hệ Mặt Trời - / Thiên văn học Đà Nẵng
So sánh kích thước Trái Đất – Titan – Mặt Trăng.
 
Ngày nay, người ta biết rằng Sao Thổ có 7 vành đai chính và rất nhiều vành đai nhỏ. Vành đai của Sao Thổ là kết quả của các vụ nổ vệ tinh diễn ra trong thời gian hàng chục triệu năm. Các mảnh vỡ tiếp tục bay quanh Sao Thổ và tạo nên hình ảnh đặc trưng của nó.
Sao Thổ có ít nhất 62 vệ tinh quay quanh, trong đó lớn nhất là Titan. Vệ tinh này chiếm trên 90% khối lượng các vật thể bay quanh sao Thổ (tính cả các vành đai). Với đường kính 5150km, Titan lớn hơn Mặt Trăng của chúng ta và thậm chí còn lớn hơn cả Sao Thủy. Nó cũng là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có một bầu khí quyển.
Sao Thổ – “Nữ hoàng sắc đẹp” của hệ Mặt Trời - 4 sikihd / Thiên văn học Đà Nẵng
Tàu Cassini-Huygens đang bay quanh Sao Thổ.
 
NASA cũng đã phóng vệ tinh nghiên cứu Titan và nhờ đó biết được tại đây có các chất lỏng tồn tại. Điều đó dẫn tới khả năng trên vệ tinh này có thể tồn tại sự sống ở dạng nguyên thủy. Thậm chí nhiều người còn tin rằng khi Mặt Trời “nở” to hơn sau vài tỉ năm nữa, Titan sẽ ấm hơn và trở thành một thiên đường sự sống.
Ngoài Titan, vệ tinh Enceladus cũng là một nơi có thể tồn tại sự sống nhờ việc có nước ở dạng lỏng và nhiệt độ đang ấm dần.
Các kết quả nghiên cứu trên có được là nhờ quá trình theo dõi của tàu Cassini-Huygens. Vào năm 2004, nó đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Thổ và từ đó đã quan trắc hành tinh này cũng như các vệ tinh lớn khác, đặc biệt là Titan.
Theo Kenh14
Content Protection by DMCA.com