Bầu khí quyển là lớp khí bao bọc một vật thể nào đó có khối lượng lớn, nó được giữ lại nhờ hấp dẫn của vật thể đó, và sẽ tồn tại ở đó lâu dài nếu hấp dẫn đủ lớn và nhiệt độ của khí quyển đủ nhỏ. Vài hành tinh chứa chủ yếu là khí nên vì vậy chúng có bầu khí quyển rất dày (các hành tinh khí khổng lồ).
Thuật ngữ khí quyển của sao được dùng để chỉ cho khu vực bên ngoài một ngôi sao và thông thường là phần không gian bắt đầu từ chỗ quang quyển mờ ra phía ngoài. Những ngôi sao có nhiệt độ tương đối thấp có thể tạo ra phân tử ở tầng khí quyển bên ngoài. Bầu khí quyển Trái Đất chứa oxy cho sự hô hấp của hầu hết động vật và cacbonic cho sư quang hợp của thực vật, đồng thời nó cũng bảo vệ sự sống khỏi sự tấn công của các bức xạ tử ngoại từ Mặt Trời. Thành phần hiện tại của nó là sản phẩm của hoạt động hóa sinh trong hàng tỷ năm trên Trái Đất.
Bầu khí quyển Trái Đất tán xạ mạnh các tia sáng xanh nên nhìn từ không gian nó sẽ có một màu xanh huyền ảo.
Một số thiên thể có bầu khí quyển được biết:
Trong Hệ Mặt Trời
* Sao Thủy
* Sao Kim
* Mặt Trăng
* Sao Hỏa
* Sao Mộc
* Io
* Europa
* Ganymede
* Sao Thổ
* Titan
* Enceladus
* Sao Thiên Vương
* Sao Hải Vương
* Triton
* Sao Diêm Vương
* Trái Đất
Ngoài Hệ Mặt Trời
* HD 209458 b (hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời nằm trong hệ sao HD 209458–một ngôi sao tương tự Mặt Trời, nó có kích thước lớn hơn Sao Mộc một chút)
Hình mô phỏng HD 209458 b
Ngoài ra, atmosphere cũng là đơn vị đo áp suất. Áp suất khí quyển của Trái Đất, tại mực nước biển áp suất Trái Đất là một atmosphere bằng 105 Newton/met vuông.
Trịnh Khắc Duy – PAC
Bình luận