Một vài điều chỉnh cơ bản với ống kính khi quan sát

Lấy nét đối tượng quan sát
:

Việc làm này sẽ giúp hình ảnh thu được hiện lên đúng với tiêu cự của thị kính. Việc này được thực hiện dễ dàng nhờ bộ phận lấy nét của kính bao gồm vòng tinh chỉnh lấy nét (Focus knob), hệ thống ống trượt dễ dàng di chuyển. Cả hệ thống này thường nằm ở đuôi của ống kính, với kính phản xạ có thể nằm vị trí khác.

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 3 - image022 / Thiên văn học Đà Nẵng

Đây là hệ thống lấy nét của kính thiên văn

Để lấy nét đối tượng ta xoay vòng tinh chỉnh để hệ thống ống thu ngắn hết mức (vật thể trở nên rất mờ qua thị kính) sau đó xoay ra từ từ cho đến lúc thấy được ảnh rõ nét nhất. Khi lấy nét hãy để mắt sao cho cảm thấy thư giản nhất, không phải điều tiết để có thể lấy nét ở vô cực của mắt, như thế ta có thể quan sát lâu mà không bị mỏi mắt. Lưu ý việc xoay vòng tinh chỉnh phải thực hiện thật chậm để trách run. Ngoài ra mỗi hệ thống lấy nét đều có một giới hạn nào đó, khi xoay đến giới hạn vòng tinh chỉnh sẽ không xoay được nữa, việc xoay chậm cũng để tránh hỏng hóc cho hệ thống.

Sử dụng thị kính (Eyepiece):

 

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 3 - / Thiên văn học Đà Nẵng

Đối với ống kính thiên văn, phần thị kính là phần có thể được người quan sát thay đổi, việc thay đổi này giúp thay đổi độ bội giác của kính. Thị kính được giữ cố định bằng một hoặc hai khóa vào bộ phần lấy nét hoặc gián tiếp qua bộ phận chuyển hướng hình ảnh (Diagonal). Khi thay thị kính bạn phải cẩn thận để không làm rời thị kính. Khi gắn thị kính vào không nên khóa quá chặt các khóa sẽ gây hư hỏng cho thiết bị và khó mở ra. Việc chọn thị kính để quan sát cần phải phù hợp với đối tượng quan sát, không phải lúc nào cũng dùng thị kính có bội giác lớn

Sử dụng bộ chuyển hướng hình ảnh (Diagonal):

Tùy loại kính có hổ trợ thiết bị này hay không. Đây là thiết bị giúp chuyển hướng hình ảnh, giúp người quan sát có tư thế tốt, không mệt mỏi khi quan sát. Cấu tạo chỉ đơn giản gồm một gương phản xạ phẳng được đặt ở một góc phù hợp. Một đầu có kích thước bằng với thị kính để gắn vào bộ phận lấy nét, một đầu có khóa để cố định thị kính. Có 2 loại là chuyển hướng 45o và 90o. Nếu muốn quan sát thời gian dài mà không bị mệt mỏi vì tư thế khó khăn thì bộ phận này rất cần thiết. Lưu ý khi sử dụng bộ phận này hình ảnh nhìn thấy sẽ bị đảo ngược vì phải phản chiếu qua tấm gương phản xạ.

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 3 - 13 / Thiên văn học Đà Nẵng

Bộ chuyển hướng hình ảnh 45o và 90o

(Còn nữa…)
Nguyễn Đình Đôn HAAC

Phần 1Phần 2Phần 3 – Phần 4Phần cuối

Content Protection by DMCA.com