Ngày nay, chúng ta biết chắc chắn rằng có sóng thần (tsunami) trên mặt trời. Ảnh chụp này cho thấy một gợn sóng trên bề mặt mặt trời, màu xám ở phía bên phải, và một đám mây plasma đang bùng nổ gọi là sự phun trào vật chất nhật hoa (CME), màu xanh lá.

Sóng thần như trên, gọi là sóng “từ thủy động mode nhanh”, lần đầu tiên được NASA ghi lại vết tích vào năm 1997. Nhưng một số người cho rằng chúng có thể là phần bóng đổ do CME gây ra hoặc ảnh phát sinh do nhân tạo.

Hồi tháng 2, vết đen 11012 đã phun trào, gây ra một CME và gửi một con sóng thần tsunami plasma nóng cuồn cuộn hàng triệu kilomet trên khắp bề mặt mặt trời. Một cặp phi thuyền của NASA tên là STEREO (Solar Terrestrial Relations Observatory) đã ghi lại con sóng ấy từ hai góc độ khác nhau trong không gian. Điều này cho phép mang lại một bức ảnh rõ ràng hơn nhiều so với những ảnh chụp trước đây của sự kiện ấy, vốn chỉ chụp từ một góc độ nhất định.

Ảnh chụp sóng thần trên mặt trời - 4b924ac / Thiên văn học Đà Nẵng
(Ảnh: S. Patsourakis, George Mason University)

Thư viện Vật Lý (Theo NewScientist.Com)

Content Protection by DMCA.com