Hình chụp qua vệ tinh thành phố Nhật Bản trước và sau thảm họa động đất – sóng thần, “cảnh siêu thực” trong chòm sao NGC 6729,…. nằm trong số những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.
Bức ảnh cận cảnh tuyệt vời này do kính viễn vọng không gian Hubble chụp. Nó cho thấy một phần của tinh vân Tarantula Nebula. Vùng hình thành sao của khí hydro bị ion hóa nằm trong Đám mây Magellan lớn, một thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà. Đám mây là nơi xảy ra nhiều hiện tượng vũ trụ cực đoan, kể cả các tàn dư siêu tân tinh, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Mặt trời dường như trở nên sống động với các vòng xoay cho thấy những đường từ trường tương tác phía trên bề mặt của nó. Bức ảnh siêu cực tím, được tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory chụp vào đầu tháng 3, đã ghi lại “một cuộc trình diễn sôi động, và [là] bằng chứng bổ sung cho việc mặt trời thực sự đang ra khỏi thời kỳ suy giảm hoạt động tối thiểu trong thời gian dài”.
Robot thám hiểm sao Hỏa Opportunity (mũi tên chỉ) đang quan sát rìa đông nam của miệng núi lửa Santa Maria trên hành tinh đỏ. Bức hình này do một máy ảnh trên tàu thăm dò High Resolution Imaging Science Experiment (HiRISE) chụp vào ngày 9/3. Opportunity đã nghiên cứu miệng núi lửa tương đối mới và rộng 90 mét này để hiểu rõ hơn cách nó được hình thành và việc thời tiết và sự xói mòn đã làm thay đổi miệng núi lửa này như thế nào.
Một phi hành đoàn từ tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang nghỉ ngơi vài phút sau khi họ hạ cánh gần thị trấn Arkalyk, Kazakhstan vào ngày 16/3. Nhóm đã hoàn thành sứ mệnh kéo dài gần 6 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Chất liệu do các ngôi sao mới sinh thải ra đã va chạm với các đám mây khí và bụi xung quanh để tạo ra một “cảnh siêu thực” gồm những vòng cung phát sáng, đốm màu và vệt, theo Đài quan sát Nam Âu. Bức ảnh do kính viễn vọng rất lớn của đài quan sát ở Chile ghi lại này cho thấy cận cảnh những tác động đáng kể của các sao mới sinh trong chòm sao NGC 6729 – một trong những chòm sao gần Trái Đất nhất.
Thành phố Torinoumi, phía đông Nhật Bản vào ngày 5/9/2010 (trái) và vào ngày 12/3 vừa qua, một ngày sau khi xảy ra trận động đất cường độ 9 độ richter và sóng thần tiếp theo đó ở đất nước mặt trời mọc. Hình ảnh sau động đất nằm trong số hàng loạt bức ảnh do các vệ tinh Optical RapidEye và TerraSAR-X của Đức ghi lại trong vòng 48 giờ đồng hồ tiếp sau thảm họa kinh hoàng ở Nhật Bản.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu mới đây tuyên bố đã phát hiện được cụm thiên hà già nhất và nằm xa Trái đất nhất. Không giống như các cấu trúc khác quan sát được trong vũ trụ thời kỳ đầu, cụm thiên hà CL J1449 0856 đã ở thời kỳ hoàng kim của nó – điều được thấy rất rõ qua các phát quang tia X được phân tán rộng rãi và số lượng tiến hóa của các thiên hà.
Theo Vietnamnet
Bình luận