Những sự kiện trong lịch sử phát triển công nghệ hàng không vũ trụ Liên Xô không chỉ được ghi nhớ trong những quyển sổ, hồ sơ lưu trữ mà nó còn in dấu trên những tem thư.

Dưới đây là một số con tem in hình sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển hàng không vũ trụ Liên Xô:

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 15 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tem in hình vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik bay vào quỹ đạo ngày 4/10/1957.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 06 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tem liên quan sự kiện phóng tàu Sputnik 2 đưa chú chó Laika lên quỹ đạo ngày 3/11/1957.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 13 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tem do Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania phát hành với biểu tượng chó Laika và tàu Sputnik 2 bay vào vũ trụ.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 10 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ngày 11/8/1962, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Vostok 3 trong một nhiệm vụ đặc biệt. Một ngày sau, Liên Xô phóng tiếp Vostok 4. Hai tàu Vostok 3 và 4 bay “sóng đôi” cùng nhau trên quỹ đạo và liên lạc qua lại bằng vô tuyến điện. Hai tàu cùng trở về trái đất ngày 15/8/1962.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 05 / Thiên văn học Đà Nẵng

Sự kiện xe tự hành Lunokhod – 2 đổ bộ lên mặt trăng ngày 15/1/1973.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 03 / Thiên văn học Đà Nẵng

Sự kiện tàu thăm dò tự hành Luna – 16 đổ bộ lên mặt trăng ngày 20/9/1970.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 07 / Thiên văn học Đà Nẵng

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu lấy mẫu, phần trên của tàu tự hành Luna – 16 tách ra bay về trái đất.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 08 / Thiên văn học Đà Nẵng

Khoang đổ bộ Luna 16 hạ cánh an toàn gần trung tâm vũ trụ Baikonur ngày 24/9/1970.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 09 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ngày 3/4/1966 tàu Luna 10 đi vào quỹ đạo của mặt trăng.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 11 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ba nhà du hành vũ trụ tàu Soyuz 11 Georgi Dobrovolski, Viktor Patsayev và Vladislav Volkov. Ngày 29/6/1971, sau khi hoàn thiện nhiệm vụ trên trạm Salyut 1 tàu Soyuz 11 tách khỏi trạm trở về trái đất. Tuy nhiên, do lỗi hệ thống cung cấp dưỡng khí trong tàu Soyuz 11 nên dù hạ cánh thành công nhưng toàn bộ phi hành đoàn đều thiệt mạng.

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 14 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ngày 26/8/1978, tàu Soyuz 31 đưa hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Đức lên trạm Salyut 6. Chuyến bay này là một trong những chuyến bay thuộc chương trình Intercosmos (Liên Xô hợp tác với các nước anh em xã hội chủ nghĩa đưa người lên vũ trụ).

Bộ tem in hình sự kiện vũ trụ của Liên Xô - khcn stamp 12 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tem năm 1981 in hình trạm không gian Salyut 6 và phi hành đoàn tàu Soyuz T – 3 gồm: Oleg Makarov, Leonid Kizim và Gennady Strekalov (trái qua phải).

Theo Báo Đất Việt

Content Protection by DMCA.com