Ảnh minh họa “Buổi trưa trên thiên thể Sedna”. Mặc dù vào thời điểm được phát hiện năm 2003 thiên thể này đang ở rất gần điểm cận nhật nhưng Sedna vẫn cách Mặt Trời tới 13 tỷ km. Từ khoảng cách này, Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh khác như hòa nhập vào trong một đĩa sáng duy nhất, bị tán xạ bởi những đám bụi còn sót lại từ khi mới hình thành Hệ Mặt Trời. Người đứng quan sát tại Sedna chỉ có thể nhìn thấy Trái Đất với sự trợ giúp của ống nhòm hoặc một kính thiên văn cỡ nhỏ. Ở góc dưới, bên trái là một phần của dải Ngân Hà, có thể nhìn thấy trong bức hình một số ngôi sao quen thuộc như Antares, Spica.

Buổi trưa tại Sedna - sednaIll schaller c1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Buổi trưa tại Sedna - 22 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tại điểm cận nhật, Sedna cách Mặt Trời 76.156 AU, tại điểm viễn nhật, Sedna cách Mặt Trời tới 525.606 AU. Hình vẽ sau đây cho thấy vị trí của Sedna trong Hệ Mặt Trời:

Buổi trưa tại Sedna - ssc2004 05d small / Thiên văn học Đà Nẵng

Perseus
Box Thiên văn học – TTVNOL

Content Protection by DMCA.com