Phi thuyền Messenger của Mỹ vừa gửi những hình ảnh mới nhất về bề mặt của sao Thủy, hành tinh mà mỗi năm chỉ dài bằng một ngày rưỡi.

Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ. Đối với mỗi hành tinh, một năm là khoảng thời gian cần thiết để đi hết một vòng quỹ đạo quanh mặt trời. Một ngày là thời gian cần để quay một vòng quanh trục của bản thân nó. Thời gian sao Thủy tự quay quanh trục bằng hai phần ban khoảng thời gian quanh mặt trời.

Những bức ảnh cận cảnh sao Thủy cho thấy vô số miệng hố trên bề mặt hành tinh này.
Một năm của sao Thủy dài bằng 88 ngày trái đất; một ngày của nó bằng 58,6 ngày của chúng ta.

Những
Bức ảnh cận cảnh sao Thủy cho thấy vô số miệng hố trên bề mặt hành tinh này. Những chiếc hố được tạo nên sự va chạm giữa sao Thủy với hàng vạn thiên thạch và sao chổi.

Cận cảnh nơi có ngày dài gần bằng năm - sao thuy 1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Phi thuyền Messenger bắt đầu bay quanh sao Thủy từ ngày 17/3. Từ hôm đó tới nay nó đã gửi về trái đất hàng chục nghìn ảnh.

Cận cảnh nơi có ngày dài gần bằng năm - sao Thuy 7a / Thiên văn học Đà Nẵng
Chấm màu trắng ở giữa ảnh là hố Debussy. Hố này có đường kính lên tới 80 km.

Sao Thủy
Bề mặt sao Thủy có niên đại từ 3,5 tới 4 tỷ năm.

Cảnh bề mặt sao Thủy
Cảnh bề mặt thuộc bán cầu nam của sao Thủy do tàu Messenger chụp khi nó bay qua hành tinh này vào tháng 9/2009.

Theo VNExpress

Content Protection by DMCA.com