NGC 2264 nằm cách Trái Đất 2600 năm ánh sáng trong chòm sao mờ Unicorn của Monoceros, cách đó không xa là chòm sao Hunter quen thuộc của Orion. Hình ảnh thể hiện khu vực không gian rộng khoảng 30 năm ánh sáng.

William Herschel phát hiện vật thể đáng ngưỡng mộ này trong cuộc khảo sát bầu trời của ông cuối thể kỷ 18. Đầu tiên ông nhận thấy một cụm sao sáng vào tháng 1 năm 1784, và phần sáng nhất của khu vực không gian mờ ảo này vào Giáng Sinh hai năm sau đó. Cụm sao rất sáng và có thể dễ dàng quan sát bằng ống nhóm. Với một kính viễn vọng nhỏ (ống kính sẽ khiến hình ảnh quay ngược), những ngôi sao trông giống như ánh sáng lấp lánh từ cây thông giáng sinh. Ngôi sao trên cùng sáng đến nỗi có thể quan sát bằng mắt thường. Đây là hệ sao rất lớn mới xuất hiện từ bụi và khí vài triệu năm trước.

Cũng giống như cụm sao, có rất nhiều cấu trúc thú vị và kỳ lạ trong những đám khí và bụi. Ở phía cuối bức ảnh, vùng tam giác tối là Tinh vân Cone, khu vực khí phân tử được những ngôi sao sáng nhất của cụm sao chiếu sáng. Khu vực nằm bên trái ngôi sao sáng nhất có một kết cấu kỳ lạ giống như long và được đặt tên là Tinh vân Fox Fur.

Chùm sao lấp lánh qua ảnh - star 1 / Thiên văn học Đà Nẵng

Bức ảnh màu của khu vực được biết đến với tên gọi NGC 2264 – một vùng không gian bao gồm những ngôi sao lấp lánh ánh xanh trong cụm sao Cây thông giáng sinh – được thực hiện từ dữ liệu do Wide Field Imager thu thập qua 4 bộ lọc khác nhau (B, V, R và H-alpha) tại Đài thiên văn La Silla của ESO, nằm trên mực nước biển 2400 mặt trong Sa mạc Atacama của chile. Bức ảnh này biểu diễn khu vực không gian rộng 30 năm ánh sáng. (Ảnh: ESO)

Phần lớn bức ảnh có màu đỏ vì những đám mây khí khổng lồ sặc sỡ dưới ánh sáng tia cực tím từ những ngôi sao trẻ nhiều năng lượng. Những ngôi sao có màu xanh, vì chúng nóng hơn, trẻ hơn và lớn hơn so với Mặt trời của chúng ta. Một số ánh sáng xanh này bị bụi phân tử giống như phần bên trên của bức ảnh.

Vùng không gian hấp dẫn này là đối tượng lý tưởng cho những nghiên cứu về sự hình thành của sao. Toàn bộ khu vực này là một phần nhỏ của một đám mây khí phân tử khổng lồ đang trong quá trình hình thành thế hệ sao tiếp theo. Bên ngoài những vật thể thú vị trong bức ảnh, còn nhiều vật thể khác bị mây mù che phủ. Khu vực nằm giữa đầu Tinh vân Cone và ngôi sao sáng nhất phía trên của bức ảnh chính là nơi những ngôi sao được hình thành. Có bằng chứng về những đợt gió mạnh từ những “phôi sao” trẻ này.

Bức ảnh của NGC 2264, bao gồm Cụm sao Cây thông giáng sinh, được Wide Field Imager (WFI), một máy ảnh thiên văn chuyên dụng gắn với kính viễn vọng 2,2 mét Max-Planck Society/ESO tại đài thiên văn La Silla Chilê, thực hiện. Nằm trên mực nước biển 2400m trong rặng núi của Sa mạc Atacama, đài thiên văn La Silla của ESO có vùng trời rõ nhất và tối nhất trên toàn cầu, khiến địa điểm này là nơi thích hợp nhất để nghiên cứu những nơi sâu nhất của Vũ trụ. Để thực hiện bức ảnh này, WFI quan sát cụm sao trong hơn 10 giờ đồng hồ qua rất nhiều bộ lọc chuyên dụng để tạo ra bức ảnh đủ màu của đám mây khí hydro huỳnh quang.

G2V Star (Theo ScienceDaily)

 
Content Protection by DMCA.com