Dưới đây là ảnh chụp các hành tinh trong hệ mặt trời như sao Thủy, sao Thổ, sao Hỏa, Trái đất…Các bức ảnh này có cự li khi chỉ vài cm, nhưng lúc lại lên tới hàng triệu km với đủ các sắc màu:
Vào ngày 8/9/2010, một đợt phun trào ở cấp độ C3 đã xảy ra trên bề mặt của mặt trời.
Ảnh chụp bề mặt của sao Thủy với hố hố Kipling (phía dưới bên trái) và Steichen ( phía trên bên phải). Tấm hình được chụp vào ngày 29/9/2009 bởi tàu vũ trụ MESSENGER của NASA.
Ảnh trái đất và mặt trăng nhìn từ xa, khi thực hiện tấm ảnh này vào ngày 6/5/2010, tàu MESSENGER của NASA đang ở cách trái đất 183 triệu km, phía bắc nằm ở dưới cùng của bức ảnh.
Tấm ảnh chụp trăng lưỡi liềm phía trên bầu khí quyển của trái đất được thực hiện bởi các phi hành gia trên trạm vũ trụ Quốc tế khi trạm này bay qua bầu trời Trung Á vào ngày 4/9/2010.
Trái đất khi nhìn từ mặt trăng vào ngày 12/6/2010. Bức ảnh được thực hiện và hiệu chỉnh bởi các thành viên điều khiển tàu thám hiểm mặt trăng của NASA (LROC).
Các thành phố như Torino (Italy), Lyon và Marseille (Pháp) với ánh đèn nổi bật so với các khu vực còn lại. Ảnh được chụp bởi các thành viên của đoàn thám hiểm số 23 của ISS vào ngày 28/4/2010.
Cực quang trên bầu trời Australia nhìn từ trên cao, ảnh được thực hiện bởi đoàn thám hiểm số 23 của ISS vào ngày 29/5/2010.
Một vệt sao băng cắt ngang qua bầu trời đêm 12/8/2010 ở khu vực Stonehenge, Salisbury, Plain miền nam nước Anh. Hiện tượng này xuất hiện vào mỗi tháng 8 khi trái đất đi qua các mảnh vỡ của sao chổi Swift-Tuttle.
Một tảng băng trôi từ cực nam trái đất qua khu vực George V Coast vào ngày 10/1/2010. Tấm ảnh được chụp từ ống kính lắp trên tàu quan sát trái đất EO-1 của NASA với màu sắc hết sức chân thực.
Tấm ảnh được chụp bởi nhà thiên văn học Douglas H. Wheelock trên trạm vũ trụ ISS vào ngày 22/8/2010. Dải đất Italy đầy màu sắc nằm bên bờ Địa Trung Hải hiện lên trong một đêm mùa hè đẹp trời. Những hòn đảo như Capri, Scily, và Malta đầy ánh đèn lung linh, xa xa là thành phố Naples của Pháp.
Thêm một tấm ảnh nữa của Douglas H. Wheelock, chụp bão Danielle khi nhìn từ trên cao vào 28/8/2010.
Một chiếc hố lớn trên mặt trăng. Tấm ảnh chụp miệng núi lửa Mare Tranquillitatis khi mặt trời lên cao cho thấy có nhiều tảng đá nằm lẫn với cát mịn. Chiếc hố rộng khoảng 400m, chụp vào 24/4//2010.
Những tia sáng cuối cùng của một ngày trên ngọn núi lửa Bhabla. Ảnh chụp vào 17/7/2010 bởi các thiết bị của NASA.
Tàu LROC của NASA phát hiện thấy một “cây cầu” tự nhiên trên mặt trăng, ảnh được chụp vào tháng 11/2009.
Ống kính phân giải cao (HRSC) lắp trên tàu Mars Express của ESA chụp ảnh vệ tinh Phobos của sao Hỏa vào ngày 7/3/2010.
Một đụn cát nằm lẻ loi trên bề mặt sao Hỏa, ảnh được chụp từ MRO của NASA vào ngày 9/7/2010 vào lúc 14h11, giờ “sao Hỏa”.
Những cơn gió “hiện hình” nhờ miệng núi lửa trên bề mặt sao Hỏa tại khu vực Tharsis Region, ảnh cũng được thực hiện bởi MRO của NASA vào 31/7/2010.
Ảnh chụp những miệng núi lửa nằm sát nhau trên bề mặt sao Hỏa tại khu vực Matara. Ảnh được chụp vào ngày 24/7/2010.
Xe thám hiểm sao hỏa của NASA Opportunity chụp lại hành trình của mình trên bề mặt sao Hỏa, ảnh chụp ngày 4/8/2010.
Xe Opportunity xoay camera Panoramic của mình xuống mặt đất để quan sát gần hơn những “dấu vết” do chính nó để lại trên mặt đất. Ảnh chụp vào 23/6/2010.
Xe Opportunity quan sát kĩ lưỡng thành phần của đá sau khi đã” gọt” đi lớp vỏ ngoài. Ảnh thực hiện vào ngày 7/1/2010.
Xe Opportunity sử dụng kính hiển vi để quan sát cấu tạo của đá trên bề mặt sao Hỏa vào ngày 17 tháng 2 năm 2010.
Bức ảnh được công bố bởi NASA, chấm sáng trên bề mặt của sao Thổ là những hình ảnh cuối cùng của một tiểu hành tinh hay sao chổi nhỏ bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Ảnh bên trái được chụp vào ngày 3/7/2010 bởi nhà thiên văn nghiệp dư Athony Wesley tử Broken Hill, Australia. Ông chụp bằng một ống kính 37cm.
Tấm ảnh bên trái chụp bởi nhà thiên văn Masayuki Tachikawa, Nhật Bản vào ngày 20/8/2010. Trong bức ảnh này thì quả cầu lửa nằm ở phía trên bên trái
Ảnh chụp sao thổ và vệ tinh Enceladus của nó, được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 13/8/2010.
Mặt trời chiếu sáng một phần dài khoảng 1000km của vệ tinh Tethys của sao Thổ. Ảnh được chụp bởi tàu Cassini vào ngày 2/7/2010.
Bức ảnh với cự li gần nhất chụp vệ tinh Daphnis của sao Thổ được thực hiện bởi Cassini, khoảng 75.000 km. Chụp vào ngày mùng 5/6/2010.
Vệ tinh Rhea của sao Thổ (đường kính khoảng 1528km) chụp bởi Cassini, vệ tinh “nổi” lên trên nền của hành tinh với chiếc bóng rộng bị giữ lại bởi vành sao Thổ. Ảnh chụp vào ngày 8/5/2010.
Ảnh chụp bề mặt vệ tinh Dione của sao Thổ nổi bật trên dáng vẻ mờ mịt, ma quái của vệ tinh Titan bên cạnh. Ảnh cũng được chụp bởi Cassini vào ngày 10/4/2010 với khoảng cách vào khoảng 1,1 triệu km.
Ảnh chụp vệ tinh Enceladus đang phun băng ở phía cực nam, Cassini còn chụp được cả vành sao Thổ mờ mờ ở phía trước vệ tinh này vào ngày 26/4/2010.
Ảnh chụp cận cảnh bề mặt vệ tinh Enceladus vào ngày 13/8/2010 bởi Cassini.
(theo Báo Đất Việt)
Bình luận