Có xấp xỉ 150 miệng hố thiên thạch được biết trên Trái đất, nhưng đa số đã bị xói mòn nghiêm trọng hoặc bị chôn vùi bên dưới hàng tấn đất đá. Tuy nhiên, vẫn có một vài miệng hố đặc biệt có thể nhìn thấy qua ảnh chụp từ trên máy bay, vệ tinh hoặc các thiết bị có thể nhìn xuyên qua bên dưới mặt đất.
Còn gọi là “con mắt Quebec”, Hố thiên thạch Manicougan ở Canada là một trong những miệng hố già nhất được biết tới trên Trái đất, và nó chừng 200 triệu năm tuổi. Ngày nay, hố thiên thạch này có một hồ thủy điện 70km chạy vòng quanh rìa của nó. Hòn đảo ở giữa miệng hố được hình thành bởi sự nâng lên sau va chạm của đất đá. Cũng nhìn thấy ở góc dưới bên trái của hình là cánh của tàu con thoi vũ trụ đã chụp tấm hình này. (Ảnh: LSTS-9 Crew/NASA/GSFC)
Hồ El’gygytgyn, nằm cách vòng cực bắc ở Nga 100km về phía bắc, nằm bên trong một miệng hố thiên thạch 3,6 triệu năm tuổi. Trong bức ảnh màu giả này, do vệ tinh Terra của NASA chụp, màu đỏ thể hiện cây cỏ vùng lãnh nguyên, màu xám nâu là đất đá và màu lam đậm là nước. Địa điểm này có giá trị với các nhà khoa học khí hậu vì khu vực đã thoát khỏi sự xói mòn băng trong kỉ băng hà gần đây nhất, nên những lớp trầm tích dưới đáy hồ mang lại một bản ghi liên tục các điều kiện khí hậu Bắc Cực trong quá khứ trước đây. (Ảnh: NASA)
Một bản đồ 3D của những biến thiên trường hấp dẫn và từ trường cục bộ cho thấy hố thiên thạch Chicxulub ở Mexico, hiện nay bị chôn vùi bên dưới hàng tấn trầm tích. Ảnh này nhìn từ trên xuống bề mặt, và ở góc nhìn khoảng 60º. Thiên thạch tạo ra miệng hố này có bề rộng tới 20km và nhiều người cho rằng chính nó là thủ phạm làm tiệt chủng loài khủng long bởi cú va chạm đã hất tung đủ lượng vật chất chắn hết ánh sáng mặt trời làm cho hành tinh lạnh đi. (Ảnh: LPI)
Wolfe Creek là hố thiên thạch được bảo toàn tốt ở Australia, rộng khoảng 900m. Nó hình thành cách nay khoảng 300.000 năm, và người ta cho rằng cú va chạm ấy đã làm tan chảy hoàn toàn tảng thiên thạch cùng với đất đá xung quanh. Đốm trắng ở chính giữa là khối trầm tích thạch cao. (Ảnh: Jesse Allen/TERRA/ASTER/NASA)
Bức ảnh cũ này là của Hố thiên thạch trong sa mạc Arizona – tạo ra bởi thiên thạch Canyon Diablo – và cũng thường xảy ra ảo ảnh quang học. Hãy nhìn vào miệng hố từ trên xuống để xem ảo ảnh… (Ảnh: D. Roddy/USGS/LPI)
Theo Thư viện Vật lý
Bình luận