Hai bức ảnh đầy màu sắc dưới đây được chụp cùng một vị trí: Tinh vân Orion lớn (Great Orion Nebula). Chúng gây nên sự chú ý bởi một thứ thật xa lạ: một sao chổi đang đi ngang qua.

Được chụp vào cuối tuần này bằng một chiếc kính thiên văn học điều khiển từ xa ở bang New Mexico, bức ảnh bên phải chụp ngày 26/09 và bên trái là 27/09/2009. Sao chổi 217P Linear diện một chiếc đuôi màu xanh lá và nằm trên đỉnh tinh vân phản xạ màu xanh có tên Running Man, gần đỉnh của 2 bức ảnh.

Gần hơn và di chuyển cực nhanh xuyên qua bầu trời đêm, vị trí sao chổi thay đổi so với tinh vân và các ngôi sao nền chỉ trong 1 ngày, từ đêm này đến đêm hôm sau.

Trên thực tế, ngày 27/9 sao chổi chỉ cách chúng ta 5 phút ánh sáng, so với 1500 năm ánh sáng của Tinh vân Orion. Thật quá yếu để có thể nhìn với đôi mắt trần, sao chổi 217P Linear là một sao chổi chuyển động trên quỹ đạo của nó với chu kỳ khoảng 8 năm. Ở vị trí xa nhất so với Mặt Trời, quỹ đạo sao chổi được tính toán bằng chiều dài quỹ đạo Sao Mộc trải ra. Vị trí gần nhất so với Mặt Trời, sao chổi này chỉ nằm bên ngoài quỹ đạo của Trái Đất.

Sao chổi và Orion - m42c217p 2panel / Thiên văn học Đà Nẵng

Theo APOD

Content Protection by DMCA.com