Sáu hành tinh quay xung quanh Kepler-11, một ngôi sao kiểu mặt trời ở cách xa chúng ta 2000 năm ánh sáng, trong chòm sao Cygnus. Khám phá mới, dựa trên dữ liệu thu từ phi thuyền săn hành tinh mang tên Kepler của NASA, khiến hệ Kepler-11 là hệ hành tinh ngoài hệ mặt trời đầy đủ nhất từng được biết. So với hệ mặt trời của chúng ta trong hình minh họa này, năm trong những hành tinh của Kepler-11 có quỹ đạo quanh ngôi sao bố mẹ của chúng gần hơn khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt trời, với chu kì quỹ đạo từ 10 đến 47 ngày.
Cả sáu hành tinh đều lớn hơn trái đất và có khả năng gồm hỗn hợp vật chất dạng đá và khí. Sự có mặt của chúng, kích cỡ, và khối lượng được xác định bằng cách quan sát thận trọng các hành tinh làm mờ đi ánh sáng của Kepler-11 trong khi đi qua phía trước của ngôi sao. Thật ra, vào tháng 8/2010, kính thiên văn và camera Kepler đã ghi được sự đi qua đồng thời của ba hành tinh trong hệ. Như đã công bố, sử dụng kĩ thuật đi qua, cho đến nay sứ mệnh Kepler đã nhận ra hơn 1200 ứng cử viên hành tinh ngoài hệ mặt trời trong một vùng nhìn chỉ bao quát khoảng 1/400 của bầu trời. Kết quả này cho thấy còn có nhiều hành tinh chưa phát hiện ra đang quay xung quanh các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.
Ảnh: Tim Pyle, NASA
Thư viện Vật lý
Bình luận