Một bức ảnh mới về một tinh vân ẩn gần chòm sao Orion cho thấy lớp khí có hình dạng giống như một con dơi đang sải cánh.
Một bức ảnh mới về một tinh vân ẩn gần chòm sao Orion cho thấy lớp khí có hình dạng giống như một con dơi đang sải cánh.
Những ngôi sao sáng của chòm sao Orion phát ra gió mạnh và ánh sáng làm cho nó có hình dạng tinh vân phức tạp, được đặt tên là NGC 1788. Môi trường hỗn loạn của nó đã giúp nó trở thành một vườn ươm sao – nơi sản sinh ra vô số mặt trời.
NGC 1788 là một tinh vân phản xạ, nơi mà khí và bụi tán xạ ánh sáng đến từ một nhóm nhỏ các ngôi sao trẻ. Kết quả là tinh vân này có dạng một con dơi lớn với cánh mở rộng.
Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn 2.2m MPG/ESO ở đài quan sát La Silla ở Chile, vừa được phát hành ngày 3/3/2010.
Những ngôi sao khổng lồ, sáng ở chòm sao Orion được cho là tác nhân làm sáng Hydro của tinh vân tại một số khu vực màu đỏ, tạo thành dải gần như thẳng đứng ở nửa trái bức ảnh.
Rất ít trong số những ngôi sao trong khu vực của tinh vân này xuất hiện trên bức ảnh, vì đa số đã bị lu mờ bởi những kén bụi xung quanh chúng. Nổi bật nhất là HD 293815, là ngôi sao sáng phía trên đám mây, ngay trên tâm của ảnh và lớp màu tối là bụi đang mở rộng.
Tất cả các ngôi sao ở khu vực này đều rất trẻ, với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 1 triệu năm, chỉ là một cái chớp mắt so với độ tuổi 4.5 tỷ năm của Mặt Trời.
Sự phân bố của các ngôi sao, với những ngôi sao già hơn nằm gần phía chòm sao Orion và các ngôi trẻ hơn thì tập trung ở phía đối diện. Điều này cho thấy một làn sóng hình thành sao đã được tạo ra xung quanh những ngôi sao lớn ở chòm sao Orion, xuyên qua tinh vân NGC 1788 và xa hơn nữa.
Đài quan sát La Silla là một trong số những cơ sở của ESO ở Chile, không bị hư hại trong trận động đất mạnh đã tấn công các nước Nam Mỹ tuần trước.
Theo Space
Bình luận