Những dải ngân hà hay thiên hà trong vũ trụ bao la vẫn chứa nhiều điều bí ẩn. Nhưng với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, những bí ẩn đó đang dần được con người giải đáp.
1. Thiên hà Andromeda, hay thiên hà Tiên Nữ, tinh vân Tiên Nữ và các tên như Messier 31, M31 hay NGC 224, là thiên hà xoắn ốc có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Đây là thiên hà xoắn ốc gần Dải ngân hà của chúng ta nhất, khoảng 220.000 năm ánh sáng.
2. Trạm quan sát vũ trụ của châu Âu (ESO) vừa chụp được một bức hình rõ nét mới của tinh vân lớn có tên Cat’s Paw (Tinh vân Chân Mèo) hay NGC 6334 hôm 20/01/2010. Các nhà thiên văn học cho rằng những đám mây khí hidro sặc sỡ chính là ngôi nhà của hàng chục ngàn ngôi sao trẻ nhiệt độ cao.
3. Hình ảnh va chạm của Thiên hà Antenna làm rực sáng vũ trụ. Theo dự đoán của các chuyên gia vũ trụ, có thể Thiên hà Andromeda sẽ va chạm với Dải ngân hà của chúng ta trong vòng 2,5 triệu năm nữa.
4. Những đám mây kỳ quái được tạo thành bởi phân tử hydro, hêli và bụi, có tên là tinh vân Carina. Tinh vân Carina là cái nôi của những ngôi sao trẻ và vô cùng nặng như sao biến quang Eta Carinae, một ngôi sao với khối lượng gấp hơn 100 lần Mặt trời của chúng ta.
5. Đây là hình ảnh mới nhất của kính viễn vọng Hubble chụp được về những “Cột khổng lồ” nằm tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula). Tinh vân này cách chúng ta khoảng 7.000 năm ánh sáng và có thể dễ dàng nhận ra bằng ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ khi hướng về chòm Serpens Cauda (đuôi rắn).
6. Tinh vân Witch Head, giống như các làn khói vờn quanh những ngôi sao trong chòm sao Eridanus. Chòm sao này cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng.
7. Những hình thù kỳ lạ được tạo thành do bụi và khí gas bốc lên trong tinh vân Carina. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, chòm sao Carina cách Trái đất khoảng 7500 năm ánh sáng.
8. Tinh vân Cone, hay NGC 2264, nằm cách Trái đất 2600 năm ánh sáng trong chòm sao mờ Unicorn của Monoceros, cách đó không xa là chòm sao Hunter quen thuộc của Orion. Phần lớn bức ảnh có màu đỏ vì những đám mây khí khổng lồ sặc sỡ dưới ánh sáng tia cực tím từ những ngôi sao trẻ nhiều năng lượng.
9. Tinh vân Crab là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh có thể quan sát được từ Trái đất ngày 4 tháng 6 năm 1054. Vụ nổ để lại một ẩn tinh quay hay một sao nơtron quay tròn với tinh vân của các phần tử bức xạ bao quanh nó.
10. Tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula) là một trong những tinh vân nổi tiếng nhất trên bầu trời của chúng ta. Nó vốn là một tinh vân tối, được nhìn thấy do nổi lên là một cái bóng trên nền của hai tinh vân sáng. Ảnh chụp các tinh vân ở trong vùng trời gần 3 ngôi sao thẳng hàng trong chòm Orion.
11. Thiên hà “Bạch tạng”, hay NGC 4921, là một trong những Dải ngân hà đầu tiên trong vũ trụ. Trong thiên hà này, hầu như không có mặt của các chòm sao.
12. NGC 6559 là phần của vùng hình thành sao mở rộng trong chòm sao Nhân Mã phương nam. Một cấu trúc màu đen có hình giống với con rồng Trung Quốc là được tạo thành bởi đám bụi hơi lạnh hấp thu bức xạ nền từ khí hydrogen đang phát ra ánh sáng màu đỏ dựa theo sự ion hóa từ các ngôi sao gần đó.
13. Tinh vân Bồ Nông (Pelican Nebula) nằm trong chòm sao Cygnus, cách Trái đất khoảng 2000 năm ánh sáng. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ các “đỉnh núi” khí và bụi dày đặc. Cũng tương tự như những quả núi trên Trái đất, trải qua thời gian, các “đỉnh núi” này cũng bị bào mòn dưới tác dụng của tia tử ngoại từ các ngôi sao trẻ bên cạnh tinh vân. Tia tử ngoại tác dụng lên các đám vật chất, tạo thành vành đai ion hóa.
14. Tinh vân con rắn (Snake Nebula), là một thiên hà khá lâu đời và rất gần chúng ta với khoảng cách 25.000 năm ánh sáng.
15. Tinh vân Hoa Hồng (Rosette Nebula, NGC 2244) nằm trong chòm sao Monoceros, cách Trái đất khoảng 5200 năm ánh sáng. Những nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy tại vùng trung tâm của tinh vân Hoa Hồng chứa nhiều sao siêu khổng lồ kiểu O.
Theo Vietnamnet
Bình luận