Vệ tinh Callisto của Sao Mộc – Phần 2: Đặc điểm
Callisto được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc. Trong hệ Mặt…
Callisto được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc. Trong hệ Mặt…
Callisto được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc. Trong hệ Mặt…
Các vệ tinh có thể phải cúi đầu nể phục trước những hành tinh khi xét về kích cỡ, nhưng thông thường thì chúng tỏa sáng cho hành tinh bố mẹ thờ ơ, lãnh đạm của chúng. Số vệ tinh đã có tên trong hệ mặt trời đã vượt quá số lượng hành tinh hơn tỉ lệ 20 trên 1, và chúng biểu hiện hết sức đa dạng.
Iapetus
Chỉ cần nhìn lướt qua vệ tinh Iapetus của sao Thổ là đủ biết nó là một vật thể kì quặc. Nó có hai sắc thái – một nửa tối đen, nửa kia thì tỏa sáng trắng – và có hình dạng kì lạ, dẹt ở hai cực và đồng thời bị ép ở hai bên. Một lằn gợn chạy nửa chừng xung quanh xích đạo của nó, khiến nó trông như một cái vỏ quả óc chó.
Europa, Enceladus và Triton
Những bề mặt băng giá trông hoang vắng, tiêu điều của Europa, Enceladus và Triton thật ra lại là những địa hình hoạt động mạnh nhất trong hệ mặt trời. Chúng còn tiềm chứa những môi trường ấm cúng cho những sinh vật sống.
Pan và Atlas
Đa số các vệ tinh hoặc tròn và nhẵn, hoặc là mảnh đá trời lổn nhổn. Mặt khác, vệ tinh Pan và Atlas của Thổ tinh, lại xuất hiện thẳng từ một bộ phim khoa học viễn tưởng thuộc thập niên 1950. Với một chỗ u lên ở giữa đưa phần bên trong thành dáng hình đĩa, chúng trông như những chiếc đĩa bay trong trí tưởng tượng của bạn. Atlas, vệ tinh nhẵn hơn trong hai vật thể, có đường kính chỉ 18 km từ cực này đến cực kia, nhưng tính theo vành lưng của nó thì gần 40 km.