thiên
Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 1
Khi sở hữu được một chiếc kính thiên văn cho riêng mình, chắc chắn bạn sẽ rất vui, nghĩ ngay đến những hình ảnh tuyệt vời, những điều bí mật bấy lâu nay từ bầu trời sẽ hé lộ trước mắt bạn, điều mà với mắt thường bạn không bao giờ có thể quan sát được. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thôi, khi bạn bắt tay vào việc quan sát thực tế bằng kính thiên văn thì rất dễ gặp khó khăn nếu không biết sơ bộ về cách sử dụng . Dĩ nhiên là một người đam mê khám phá những điều mới, đam mê Thiên văn học thì ta có thể từng bước “mò” ra cách sử dụng kính nhưng sẽ ngốn khá nhiều thời gian của bạn.
Những đặc tính quang học của kính thiên văn
Quan sát hay ngắm nhìn bầu trời là một điều thú vị và xuyên suốt trong quá trình tìm hiểu về thiên văn mà kính thiên văn(KTV). Vì vậy, để có một cách quan sát qua KTV tốt nhất thì chúng ta cần biết về những đặc tính quang học của kính. Ngoài những đặc tính cơ bản về tiêu cự, độ phóng đại thì còn có năng lực thấu quang, năng lực phân giải, thị trường và quang lực của KTV
Tiểu sử nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu
Nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, hiện định cư tại Pháp. Ông là Tiến sĩ Khoa học Vật lý, Đại học Sorbonne, Paris. Hiện nay, ông là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) cuả Trung Tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS) và công tác tại Đài Thiên văn Paris.
Vũ trụ và con người
Từ thời xa xưa, nhân loại quan sát bầu trời để phát hiện những hiện tượng thiên văn mà họ cho là liên quan đến số mệnh con người. Vũ trụ được thần thánh hóa, mỗi ngôi sao sáng trên trời là một vị thần và tương ứng với một bậc vĩ nhân trên trần gian. Đối với các nhà thiên văn Trung Quốc, vùng trời xung quanh Thiên cực Bắc trong đó có những ngôi sao tượng trưng những nhân vật cuả hoàng thất, chính là hình ảnh cuả Tử Cấm Thành xây trên trái đất từ đời nhà Minh. Trong hàng chục thế kỷ, ranh giới giữa thiên văn học và ngành chiêm tinh không được phân biệt rõ rệt. Cuốn “Đại Việt Sử ký toàn Thư” kể lại những sự kiện lịch sử xen lẫn với những hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng cùng với những thiên tai xẩy ra trên trái đất. Các nhà thiên văn đời xưa quan sát tỉ mỉ bầu trời và phát hiện cả những ngôi sao đột nhiên xuất hiện và chỉ nhìn thấy bằng mắt thường trong một vài tháng. Họ gọi những ngôi sao phù du này là “sao khách”, dường như tạt qua thăm trái đất rồi lại biến đi. Thật ra, đây là những “sao siêu mới” đang kết liễu cuộc đời thông qua những vụ nổ làm ngôi sao bỗng sáng trưng trên bầu trời. Những dữ liệu liên quan đến hiện tượng sao siêu mới trong thời gian vừa mới bùng nổ đã cung cấp những thông tin quý giá cho các nhà thiên văn vật lý ngày nay để nghiên cứu quá trình tiến hóa cuả những ngôi sao…