Những sự thay đổi về độ sáng thất thường của những ngôi sao ‘trung tuổi’ cỡ Mặt trời của chúng ta từ lâu đã là một điều bí ẩn đối với các nhà thiên văn học, và những phát hiện mới đây về hiện tượng này lại càng làm sự việc trở lên thêm mù mờ.

Những số liệu mới thu thập được bởi kính Thiên văn Rất Lớn của Đài Quan sát Nam Âu đã trái ngược lại hoàn toàn với những giải thích do các nhà thiên văn học đưa ra trước đó nhằm giải thích cho sự sáng – tối thất thường của khoảng 1/3 các ngôi sao tương đương Mặt trời và đang trong giai đoạn sau của cuộc chu trình tiến hóa sao.

“Chúng tôi đã thu thập được đầy đủ các số liệu quan sát về lớp những ngôi sao giống Mặt trời và phải nói thẳng là các số liệu này đã chứng minh các giải thích trước đó về độ sáng bất thường của chúng là không đúng”. Một thành viên trong nhóm là Christine Nicholls thuộc Đài quan sát Mount Stromlo, Úc nói.

Các nghiên cứu của Nicholls và cộng sự đã xem xét lại các quan sát từ những năm 30 của thế kỷ trước và nhận thấy khoảng 1/3 các ngôi sao cỡ Mặt trời trong dải Ngân Hà và các thiên hà khác có hiện tượng trên. Tất các các ngôi sao cỡ Mặt trời sẽ già dần đi, biến dần thành mầu đỏ, lạnh dần và nở rộng bất thường và cuối cùng chỉ còn là một ngôi sao lùn trắng.

BÍ ẨN VỀ SỰ THAY ĐỔI ĐỘ SÁNG CỦA CÁC NGÔI SAO CÀNG THÊM BÍ ẨN - 091207 sunlike stars 02 / Thiên văn học Đà Nẵng
Born from clouds of gas and dust, stars like our Sun spend most of their lifetime slowly burning their primary nuclear fuel, hydrogen, into the heavier element helium. After several billion years, their fuel is almost exhausted and they start swelling, becoming cool and red — red giants. These stars do not end in dramatic explosions, but die peacefully as planetary nebulae, blowing out everything but a tiny remnant, known as a white dwarf. Credit: ESO/S. Steinhöfel

Những ngôi sao khổng lồ đỏ già cỗi (giai đoạn hấp hối) có độ sáng biến đổi khá mạnh với chu kỳ khoảng một vài năm.

”Những biến động như vậy bị gây ra bởi một nguyên nhân mà chúng tôi gọi là các ‘Xung sao’. Nói một cách nôm na thì các ngôi sao khổng lồ nở ra và co lại, trở lên sáng hơn và tối đi theo chu kỳ. Tuy nhiên, 1/3 những ngôi sao đó lại cho thấy một chu kỳ dài một cách khó hiểu, có thể tới 5 năm”. Nicholls giải thích.

Để tìm ra nguyên nhân của đặc tính này, các nhà thiên văn học đã theo dõi 58 ngôi sao trong thiên hà Large Magellanic Cloud, hàng xóm của Milky Way trong vòng 2 năm rưỡi.

Nhưng thay vì củng cố các lý luận trước đó, những quan sát trên lại chứng tỏ lý các thuyết đó là không đúng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Perter Wood thuộc ĐHTH Quốc gia Australia nói:”Các số liệu mới thu thập được cho thấy việc giải thích sự sáng – tối bất thường bằng khái niệm ‘xung’ là quá thiếu chính xác. Một cách giải thích khác cho sự phát sáng không ổn định của các ngôi sao là chúng đang ở trong một hệ sao đôi. Nhưng các quan sát của chúng tôi cũng không phù hợp với giả thuyết này”.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra mặc dù nguyên nhân làm độ sáng thay đổi có thể từ đâu, nó cũng làm cho các ngôi sao già cỗi này bị mất khối lượng thông qua các cột phun vật chất hay vành đai vật chất bị trương nở. Bởi vậy, với những số liệu mới, các nhà thiên văn học hầu như lại phải bắt đầu từ đầu để có thể đưa ra một lời giải thích mới hợp lý hơn.

“Chúng ta có thể phải cần tới một ngài Sherlock Holmes để giải quyết bí ẩn nan giải này” Nicholls kết luận.

Thohry (Theo Space.com)
ttvnol.com

Content Protection by DMCA.com