Sương mù phát hiện trên Titan chứng tỏ rằng Trái Đất không phải là thiên thể duy nhất trong Hệ Mặt Trời có vòng đối lưu. Tuy nhiên, vòng đối lưu trên Titan là khí metan.

Trước đây, các nhà khoa học biết trên Titan có các hồ, lòng sông và cả mây. Họ dự đoán, các chất lỏng trên bề mặt vệ tinh này bốc hơi và rơi xuống trở lại như những cơn mưa.

Nhưng họ vẫn thiếu những bằng chứng cụ thể. Có giả thuyết cho rằng những hồ nước chứa etan không thể bay hơi và là nguyên nhân của hiện tượng quang phân khiến bề mặt vệ tinh này có màu da cam, những đám mây không gây mưa và những lòng sông chỉ là dấu vết của các dòng chảy trong quá khứ.

Phát hiện 'mưa metan' rơi trên Titan - 4.3 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hình ảnh tưởng tượng về bề mặt Titan cho thấy Mặt Trời và sao Thổ.

Phát hiện 'mưa metan' rơi trên Titan - 4.1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh chụp của tàu Cassini thể hiện rõ Titan có một bầu khí quyển dày, phía trên có màu xanh của khí metan và bị phân hủy dưới tác dụng của tia cực tím từ Mặt Trời.

Micheal Brown cùng các cộng sự ở Viện Công nghệ California đã sử dụng thiết bị phổ kế ánh sáng và hồng ngoại trên tàu không gian Cassini của NASA để quan sát sương mù của khí metan tại mùa hè ở cực Nam Titan.

Hiện tượng đó chỉ có thể giải thích rằng khí metan bay hơi đã ngưng tụ lại trong không khí bão hòa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải có metan lỏng trên bề mặt vệ tinh này để tạo nên sương mù.

Phát hiện 'mưa metan' rơi trên Titan - 4.2 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hình ảnh cho thấy biểu đồ về nhiệt độ, áp suất và các yếu tố thời tiết khác. Các đám mây mù ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời, làm giảm nhiệt độ ở tầm thấp khí quyển trong khi các núi lửa phun metan lên khí quyển rồi rơi xuống thành hồ, làm tăng nhiệt độ ở bề mặt.

Titan hay Saturn VI là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, và là vệ tinh duy nhất ngoài Trái Đất được biết có một khí quyển đặc và bằng chứng  về các vật thể lỏng ổn định trên bề mặt đã được khám phá.

Với chất lỏng cả ở trên và dưới mặt đất cùng lớp khí quyển nitơ dày, Titan được cho là giống Trái Đất thời nguyên thuỷ, dù có nhiệt độ thấp hơn. Vì thế vệ tinh này có khả năng thích hợp cho một sự sống ngoài Trái Đất.

Trong tương lai khi Mặt Trời giãn nở thành sao khổng lồ đỏ và tiêu diệt sự sống trên Trái Đất thì Titan có thể sẽ là điểm đến tiếp theo của loài người. Các số liệu khoa học về vệ tinh này hiện được thu thập bởi tàu thăm dò Cassini.

Báo Đất Việt (theo Daily Mail)

Content Protection by DMCA.com