Trong thiên hà của chúng ta, chúng ta quen với ý niệm rằng ngay cả những ngôi sao gần nhất cũng cách vài năm ánh sáng từ Mặt Trằng. Nhưng một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Pavel Kroupa của đại học Bonn cho rằng mọi thứ rất khác trong thuở khai sinh vũ trụ.

Cụ thể, những thiên hà sao lùn nâu siêu đặc (UCDs), một đối tượng mới được phát hiện gần đây, có thể đã có những ngôi sao gần nhau một triệu lần so với những ngôi sao trong hệ Mặt Trời, theo những tính toán được thực hiện bởi thành viên nhóm và nghiên cứu sinh tiến sĩ vật lý Joerg Dabringhausen và được thuyết trình trong Cộng Đồng Thiên Văn Hoàng Gia (Royal Astronomical Society).

Thiên hà sao lùn đặc: Các ngôi sao sát nhau trong thời kì đầu của vũ trụ. - 090212093900 large / Thiên văn học Đà Nẵng

 Phần nền của hình được chụp bởi tiến sĩ Michael Hilker của đại học Bonn, sử dụng kính thiên văn Du pont đường kính 2 met. Hai ô vuông là hình ảnh của 2 thiên hà sao lùn cận cảnh.

Vì thế trong những thiên hà sao lùn ngày nay, một phần của khối lượng là những tàn dư tối này, phần lớn là không nhìn thấy được từ những kính thiên văn mặt đất.

UCSs được phát hiện ra vào năm 1999. Mặc dù chúng rất lớn, rộng khoảng 60 năm ánh sáng, nhưng nhỏ hơn 1/1000 đường kính thiên hà Milk Way của chúng ta. Các nhà thiên văn học tin rằng các UCD được hình thành khi nhiều thiên hà bình thường va chạm với nhau trong thời kì đầu của vũ trụ. Nhưng điều lạ là dựa vào ánh sáng từ những ngôi sao trong UCD, rõ rằng những UCD nặng hơn những ngôi sao này.

Cho đến bây giờ, vật chất tối được gợi ý để giải thích khối lượng bị mất này, nhưng các nhà khoa học không nghĩ rằng có đủ vật chất tối trong một UCD để bù vào khối lượng bị mất này. Trong bài luận của ông Dabringhausen, tiến sĩ Kroupa và đồng nghiệp Holger Baumgardt đưa ra một cách giải thích khác.

Họ cho rằng tại một thời điểm, mỗi UCD có một mật độ sao cao một cách đáng kinh ngạc với khoảng 1 triệu sao trong mỗi một đơn vị thể tích năm ánh sáng, so với 1 trong vùng không gian quanh Mặt Trời. Những ngôi sao này sẽ đủ gần để sát nhập và tạo ra nhiều sao có khối lượng lớn hơn nhiều ở nơi đó. Những ngôi sao lớn hơn này “tiêu thụ” hydro nhanh hơn, trước khi kết thúc cuộc đời chúng trong những vụ nổ siêu tân tinh. Sau đó có thể tồn tại một sao nơtron siêu đặc hoăc có thể là một lỗ đen.

Ông Dabringhausen cho hay: “Hàng tỉ năm trước, các UCD phải rất khác thường. Để có được một số lượng lớn sao sát lại với nhau là điều rất lạ mà chúng ta thấy ngày nay. Một thiết bị quan sát [giả định] trên một hành tinh trong một UCD sẽ chứng kiến một bầu trời đêm sáng như ban ngày trên Trái Đất”.

13/02/2009
(Theo Sciencedaily.com)

https://www.sciencedaily.com/releases/2009/02/090212093900.htm

Anh Minh – PAC.News

Content Protection by DMCA.com