Vết Đỏ Lớn? Với những nhà thiên văn nghiệp dư và nhà khoa học nghiên cứu sâu về Sao Mộc, tên gọi này chưa thể thỏa mãn nhu cầu của họ trong việc thể hiện cho một cơn bão mang tính biểu tượng như thế này.
Ở Trái đất, những cơn bão sinh ra và tuần tự biến vào hư vô. Mặc dù đã tồn tại hàng trăm năm, vết xoáy lớn nổi tiếng trên Sao Mộc có thể cũng sắp kết thúc vòng đời của nó như những cơn bão trên Trái đất.
Vết đỏ lớn – viết tắt là GRS bằng tiếng anh – đang ngày càng thu nhỏ lại. Hệ thống vận hành cơn bão này bị kéo dài về kích thước đến nỗi nhà khoa học NASA Glenn Orton đã nói đùa rằng “GRS có thể được gọi là Xúc xích đỏ vĩ đại” trong email ngày 21 tháng 5 tới Space.com. Orton nói thêm rằng GRS đang thu nhỏ lại với với một tốc độ tương đối đồng đều và nhất quán. Các nhà thiên văn nghiệp dư gần đây đã quan sát được các cấu trúc mới, “lưỡi kiếm” và “mảnh”, tóe ra ngoài từ Vết Đỏ Lớn. Một số báo cáo đã hài lòng với cách giải thích hình ảnh này – trong khi các chuyên gia từ Space.com nói rằng không nên giải thích những gì quan sát được một cách tượng hình như vậy, dẫu những quan sát đó cực kỳ thú vị.
Từ Philippines, nhà thiên văn nghiệp dư Christopher Go đã quan sát thấy phần mở rộng màu đỏ ở rìa trái của cơn bão quay ngược chiều kim đồng hồ này khi chụp ảnh Sao Mộc vào thứ Sáu (17/5).
Về phía nam, ở nước Úc , nhà thiên văn nghiệp dư Anthony Wesley đã chụp được một trong những hình thù kỳ dị của Sao Mộc vào chủ nhật hai ngày sau đó (19 tháng 5), và một chiếc nữa vào Thứ Tư (22 tháng 5).
Điều kiện thời tiết bất lợi luôn là vấn đề nan giải khi quan sát Vết Đỏ của Sao Mộc từ Trái đất. Vì thế NASA thực hiện sứ mệnh thám hiểm tàu Juno để nghiên cứu Sao Mộc từ cự ly gần. Vệ tinh Juno tiếp cận Sao Mộc vào tháng 7 năm 2016, và hiện tại đang ở điểm cận tâm cực đại lần thứ 19. Hình ảnh từ lần thứ 17 và 18 cũng ghi lại những thay đổi mới trên Vết Đỏ này.
Các vảy đỏ xuất hiện và kéo dài hơn một tuần trước khi biến mất. Thông tin này được trích ra từ báo cáo qua thư của John Rogers từ Hiệp Hội Thiên Văn Anh Quốc (BAA), gồm một mạng lưới những nhà thiên văn nghiệp dư vào ngày 15 tháng 5. Những nhà khoa học vận hành sứ mệnh Juno đang chuẩn bị cho lần nghiên cứu và quan sát tiếp theo khi vệ tinh một lần nữa bay ngang qua Vết Đỏ Lớn dự kiến vào tháng 7 năm 2019.
Vệ tinh Juno đã tiết lộ những lưỡi dao hình thành quanh vết đỏ lớn trong quá khứ. Orton nói với Space.com rằng “Những quan sát với độ nhạy cực cao phát hiện ra những lưỡi dao phun ra từ tầng thượng quyển và từ rìa phía đông của Vết Đỏ Lớn”. Orton còn đề cập rằng, hiện tượng này thậm chí còn rất hiếm, xuất hiện cách đây chưa lâu vào năm 2017.
Một vài nhà quan sát kết luận rằng, những lưỡi dao xuất hiện gần đây là kết quả của những luồng khí hình thành ở phía nam của GRS, di chuyển từ hướng đông sang hướng tây và đi vào một vùng tối bí ẩn. Vùng tối này gồm những tầng mây dày đặc, được biết đến với tên gọi “Hố Đỏ Lớn”. Orton nói rằng: “Hãy chờ điều gì thú vị sẽ xảy ra tiếp đến, khi mà Hố Đỏ Lớn này đang phình lên.
Bạn có thể xem một minh họa ngắn về những thay đổi của GRS do Shinji Mizumoto thực hiện cho Hiệp hội các nhà quan sát mặt trăng và hành tinh ở Nhật Bản phía dưới.
Tạm thời vào lúc này, Juno đang tập trung vào những gì đang xảy ra ở sâu trong GRS. Một trong những thiết bị của Juno gọi là Microwave Radiometer (MWR) phát hiện ra rằng GRS “kéo dài tới tận cùng của vị trí mà MWR có thể soi tới” (Orton). Khi mà Juno trở lại quan sát Vết Đỏ Lớn một lần nữa, những cảm biến hấp dẫn của vệ tinh này sẽ được ưu tiên sử dụng và có thể cho thêm những thấu hiểu mới về độ sâu của vết đỏ tuyệt đẹp này.
Mặc dù không rõ những lưỡi dao này có vai trò gì với tuổi thọ của Vết đỏ lớn, nhưng vị trí này có thể biến mất sau 20 năm. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 năm 2018 với Business Insider, Orton cho biết GRS “sẽ trong một hoặc hai thập kỷ trở thành GRC (Vòng tròn đỏ vĩ đại) … có thể sau đó, trở thành GRM [Kỷ niệm đỏ vĩ đại.]”
Khánh Toàn theo Space.com
Bình luận