Quỹ đạo cong của Cassini gây khó khăn cho việc giải thích những kết quả đo đạc từ trường.

Quỹ đạo cong của Cassini gây khó khăn cho việc giải thích những kết quả đo đạc từ trường.
Những ứng cử viên hấp thụ dòng plasma từ trường là khí và bụi tự nhiên, nhưng số lượng cần thiết để giải thích sự suy yếu này vượt quá xa mức cho phép của các kết quả đo đạc từ Cassini. Vì vậy những nhà khám phá, dẫn đầu là Geraint Jones của độ Cassini MIMI, cho rằng sự suy yếu là do các phần tử rắn quay quanh Rhea gây ra:

Một dữ liệu đo đạc electron cho thấy chướng ngại vật này gần như có dạng dải mỏng ở gần mặt phẳng xích đạo của Rhea và nó chứa những vật thể rắn lớn đến ~1m.[1]

Cách giải thích đơn giản nhất cho sự suy yếu dòng plasma là “các cung hoặc vành đai vật chất mở rộng” đang chuyển động trên mặt phẳng xích đạo của Rhea. Những đoạn sụt đối xứng này khá giống với cách mà những vành đai quanh Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1977.[4] Độ không đối xứng nhẹ có thể là do “độ nghiêng của từ trường” hoặc “độ lệch của dòng plasma” chứ không phải là độ không đối xứng của những vành đai.

Các vành đai có thể có của Rhea và bán kính quỹ đạo (km) của chúng
đĩa <5900
1 ≈ 1615
2 ≈ 1800
3 ≈ 2020

Không phải nhà khoa học nào cũng tin rằng những dữ liệu thu được là do hệ thống vành đai gây ra. Ngay cả những tấm hình có giới hạn rất thấp đối với những phần tử nhỏ cũng không cho thấy một vành đai nào cả. Hơn nữa, phải có những tảng đá lớn để tạo ra bụi nhưng chúng cũng không được tìm thấy. [5]

Vành đai của Rhea - có thật hay không? - Phần 2: Giải thích - 600px Rhea N1516373983 1 RHCL1CL2 / Thiên văn học Đà Nẵng

 Ảnh chụp dùng ánh sáng rọi từ sau của Rhea đã không tìm ra được các vành đai. Nếu chúng tồn tại, chúng có thể quá mỏng hoặc không tán xạ đủ ánh sáng. Tấm ảnh này dùng để tìm các phần tử cỡ hạt bụi, vì vậy vành đai được cấu tạo từ các mẩu đá lớn hơn vẫn có thể tồn tại. Phần sáng lưỡi liềm ở dưới là ánh sáng từ Mặt Trời, phần ánh sáng bên trái là ánh sáng phản xạ từ Sao Mộc.

Lịch sử

Các chương trình giả lập cho thấy các vật thể rắn có thể chuyển động ổn định quanh mặt phẳng quỹ đại của Rhea. Chúng không thể ổn định ở Dione và Tethys được vì những mặt trăng này quá gần Sao Thổ nên có cầu Hill nhỏ hơn, hay Titan có lực kéo của bầu khí quyển dày đặc sẽ ngăn cản sự hình thành vành đai quanh nó. [1]

Ngoài ra còn có những ý kiến về sự hình thành của những vành đai. Một vụ va chạm có thể giải phóng ra vật chất vào quỹ đạo; sự kiện này có thể diễn ra gần đây là vào khoảng 70 triệu năm trước. Mặt khác cũng có thể có một thiên thể nhỏ bị vỡ tan khi nó có quỹ đạo quá gần Rhea. Trong trường hợp nào thì vật chất cũng sẽ bị phân tán thành vòng tròn và chuyển động trên mặt phẳng xích đạo của nó. Tuy nhiên, những phần tử này có thể là những phần sót lại sau khi hình thành Rhea, và vì vậy chúng sẽ có ổn định lâu hơn. [1]

Để các vành đai tồn tại riêng rẽ thì phải có cái gì đó giới hạn chúng. Có giả thuyết cho rằng các mẩu đá lớn nằm trong đĩa vật chất này, tương tự với trường hợp của vành đai A của Sao Thổ. [1]

Trích dẫn

1 ^ a b c d e f g Jones, Geraint H.; et al. (March 2008). “The Dust Halo of Saturn’s Largest Icy Moon, Rhea”. Science (AAAS) 319 (5868): 1380–1384. doi:10.1126/science.1151524. https://www.sciencemag.org/cgi/conten…/319/5868/1380.
2 ^ a b c Lakdawalla, E. (2008-03-06). “A Ringed Moon of Saturn? Cassini Discovers Possible Rings at Rhea”. The Planetary Society web site. Planetary Society. https://planetary.org/news/2008/0306_…n_Cassini.html. Retrieved on 2008-03-09.
3 ^ Hecht, Jeff (2008-03-06). “Saturn satellite reveals first moon rings”. New Scientist. https://www.newscientist.com/article/…oon-rings.html. Retrieved on 2008-03-06.
4 ^ “Saturn’s Moon Rhea Also May Have Rings”. NASA. 2008-03-06. https://www.nasa.gov/mission_pages/ca…a20080306.html. Retrieved on 2008-03-08.
5 ^ Kerr, Richard A. (March 2008). “News of the Week: Electron Shadow Hints at Invisible Rings Around a Moon”. Science (AAAS) 319 (5868): 1325. doi:10.1126/science.319.5868.1325. https://www.sciencemag.org/cgi/conten…/319/5868/1325.

 Trịnh Khắc Duy – PAC

Content Protection by DMCA.com