Nếu bạn cảm thấy Trái đất của chúng mình đã rất to lớn thì bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi khám phá sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Nếu bạn cảm thấy Trái đất của chúng mình đã rất to lớn thì bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi khám phá sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Hành tinh khổng lồ.
Ngũ hành gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, và cái tên “Sao Mộc” được đặt dựa vào nguyên tố “mộc” trong ngũ hành. Người phương Tây vẫn gọi sao Mộc là Jupiter, tên của vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã (trong thần thoại Hy Lạp thần Jupiter có tên là Zeus).
Thần Zeus – Chúa tể của các vị thần.
Thần Zeus là chúa tể của các vị thần, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus là vị thần của bầu trời và sấm sét, là cha đẻ của rất nhiều vị thần dũng mãnh như: vị thần thương mại và liên lạc Hermes (vị thần của sao Thủy), vị thần chiến tranh Ares (vị thần của sao Hỏa), vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật Apollo…
So sánh kích thước giữa các hành tinh trong Hệ mặt trời.
Có lẽ bởi sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nên nó đã được đặt tên theo tên của thần Jupiter vĩ đại. Hành tinh này được ví như người khổng lồ với lượng khí chỉ bằng 1 phần nghìn lượng khí ở Mặt trời, nhưng lại khối lượng lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ mặt trời.
Cấu tạo vành đai sao Mộc.
Nhìn từ từ bên ngoài, Mộc Tinh là một quả cầu dẹt, được bao quanh bởi một hệ thống vành đai bụi mỏng manh và quyển từ mạnh. Vành đai quanh sao Mộc gồm 3 phần: Phần hào quang trong cùng (Halo), phần sáng ở chính giữa (Main Ring), và vòng ngoài cùng (Gossamer Rings).
Cấu tạo bên trong của sao Mộc.
Hành tinh khổng lồ này được tạo chủ yếu bởi khí Hiđrô và Hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Vũng lõi của sao Mộc là lớp Hiđrô có tính chất như kim loài dày đặc, lớp bên trên là lớp khinh khí trong suốt gồm Hiđrô lỏng và có thể biến dần sang một lớp ở thể khí. Giữa 3 lớp này không có sự phân biệt rõ ràng, bởi quá trình biển đổi giữa các thể diễn ra một cách chậm chạp.
Chính vì thế Mộc Tinh là hành tinh có bầu không khí lớn nhất trong hệ mặt trời – dày tới 5000km – nhưng không có bề mặt rắn.
Bão “Great Red Spot”.
Nhắc đến sao Mộc thì không thể không nhắc đến “Vết đỏ lớn – Great Red Shot”, là cơn bão khổng lồ nằm ở 22° phía nam xích đạo. Người ta cho rằng, cơn bão này xuất hiện ít nhất là từ năm 1831, và cũng có thể là từ năm 1665.
Sao Mộc có ít nhất 63 vệ tinh, trong đó có 4 vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galilean: Io, Europa, Ganymede và Callisto, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610. Các vệ tinh này đều được đặt theo tên những người tình của thần Zeus vĩ đại.
Sao Mộc còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá.
Con người bắt đầu chinh phục sao Mộc từ rất lâu. Năm 1973, phi thuyền mang tên Pioneer 10 đã trở thành phi thuyền đầu tiên tiến đủ gần đến sao Mộc để ghi lại những thông tin về tính chất, cũng như các hiện tượng trên hành tinh lớn nhất này.
Sau đó 6 năm, người ta tiếp tục phóng các phi thuyền Voyager khám phá vệ tinh Galilean, và vòng đai bao quanh Mộc Tinh. Đồng thời, họ đã khẳng định được cơn bão Great Red Shot là những vòng xoáy nghịch, đổi sắc từ cam đến nâu sậm.
Mô phỏng tàu Galileo chinh phục sao Mộc.
Năm 1989, NASA đã phóng thành con tàu thám hiểm không người lái Galileo. Tàu Galileo mang lại rất nhiều thông tin quan trọng đối với công cuộc chinh phục sao Mộc khi đã quan sát sự kiện sao chổi Shoemaker-Levy 9 va chạm với Sao Mộc vào tháng 7/1994, phóng thiết bị thăm dò khí quyển vào tháng 7/1995, và quan trong nhất là bắt đầu chuyển động xung quanh hành tinh này vào tháng 12/ 1995, đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của sao Mộc.
Đến năm 2003, sau hơn 14 năm hoạt động trong vũ trụ, các nhà khoa học quyết định phá hủy hoàn toàn tàu Galileo trong bầu khí quyển sao Mộc nhằm tránh việc các vi khuẩn từ trái đất có thể làm ảnh hưởng đến hành tinh này.
Theo Kenh14
Bình luận