“Bề mặt Mặt Trăng có thể cho chúng ta biết nhiều thông tin về chuyện gì đang xảy ra bên trong Mặt Trăng, nhưng cho đến bây giờ việc xây dựng bản đồ vẫn còn rất hạn chế”, C.K Shum, giáo sư bộ môn khoa học Trái Đất tại đại học bang Ohio – cho biết trong tạp chí Khoa học số 13.
“Ví dụ, với bản đồ độ phân giải cao này, chúng tôi có thể xác định rằng có rất ít nước trên Mặt Trăng ngày nay, ngay cả sâu bên trong ruột của nó. Và chúng tôi có thể sử dụng thông tin này để suy nghĩ về nước trên những hành tinh khác, bao gồm cả Hỏa Tinh”.
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng bề mặt Mặt Trăng rất ghồ ghề, so với bề mặt khá linh hoạt của vỏ Trái Đất, có thể tăng lên hoặc giảm xuống khi nước chảy bên trên hay bên dưới mặt đất.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dụng cụ đo độ cao laze (LALT) ở vệ tinh SELENE của Nhật Bản và 2 vệ tinh nhỏ khác để chụp những hình ảnh trên đường kinh 15 km toàn bộ bề mặt.
“Công nghệ này đã cải tiến đáng kể khả năng của chúng ta thiết lập mô hình trường trọng lực trên Mặt Trăng và cho phép chúng ta tính toán được quĩ đạo vệ tinh chính một cách chính xác hơn, đặc biệt ở phía mặt bên kia của Mặt Trăng”, Shum nói.
Điểm cao nhất của Mặt Trăng cách 11km ở phía trên vùng lòng chảo Dririchlet-Jackson gần xích đạo. Điểm thấp nhất tại 9 km nằm ở đáy của miệng núi Antoniadi gần cực Nam.
Bản đồ này đã tiết lộ những miệng núi lửa chưa từng được nhìn thấy tại cực, bao gồm một miệng núi rộng 15 km tại cực Nam.
Những thông tin mới sẽ giúp hướng dẫn những xe thăm dò Mặt Trăng trong tương lai trong những nhiệm vụ nghiên cứu địa lý.
21/02/2009
(Theo Spacedaily.com)
https://www.moondaily.com/reports/Detailed_map_shows_dry_Moon_999.html
Anh Minh – PAC.News
Bình luận