Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dùng mét, centimet làm đơn vị đo khoảng cách. Nếu đo khoảng cách giữa hai thành phố người ta không dùng đơn vị mét vì nó quá nhỏ mà phải dùng đơn vị kilomet (km).

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dùng mét, centimet làm đơn vị đo khoảng cách. Nếu đo khoảng cách giữa hai thành phố người ta không dùng đơn vị mét vì nó quá nhỏ mà phải dùng đơn vị kilomet (km).

Trong thiên văn học cũng dùng kilomet làm đơn vị đo khoảng cách, ví dụ bán kính đường xích đạo của trái đất dài 6.378 km, khoảng cách đến Mặt trăng dài 384.400 km. Nhưng nếu dùng kilomet làm đơn vị đo quá ư nhỏ bé và rất không tiện lợi. Ví dụ ngôi sao Alpha Centauri là sao ở gần Hệ Mặt Trời nhất và cách chúng ta khoảng 40.000.000.000.000 km. Bạn thấy đó, viết được con số trên khá nhiều phiền phức, đọc cũng rất khó và đó mới chỉ là ngôi sao gần nhất. Các sao và chòm sao khác còn cách trái đất rất xa và rất xa nữa.

Tại sao trong thiên văn học dùng năm ánh sáng để đo khoảng cách? - 6 1 2015%2010 05 14%20PM / Thiên văn học Đà Nẵng

Các nhà khoa học phát hiện ra tốc độ của ánh sáng nhanh nhất, trong một giây, ánh sáng đi được khoảng cách dài 299.792.458 m. Nếu ta lấy “giây ánh sáng” làm đơn vị đo khoảng cách thì đợn vị này gấp 30 vạn lần kilomet. Vậy có thể dùng đơn vị “phút ánh sáng”, “ngày ánh sáng”, để đo khoảng cách trong thiên văn học được không? Được! Nhưng những đơn vị đó vẫn còn quá nhỏ để đo khoảng cách giữa các hành tinh. Bởi vậy các nhà khoa học thiên văn đã chọn đơn vị “năm ánh sáng”. Trong một năm, ánh sáng đi được khoảng cách độ 1 vạn tỉ kilomet (10.000.000.000.000 km).

Ngày nay, năm ánh sáng đã trở thành đơn vị cơ bản đo đạc trong thiên văn học dùng để xác định khoảng cách giữa các thiên thể. Ví dụ: khoảng cách giữa sao Alpha Centauri với traí đất là 4,22 năm ánh sáng. Sao Ngưu Lang cách trái đất 16 năm ánh sáng, sao Chức Nữ cách trái đất 26,3 năm ánh sáng. Các tinh hệ ngoài hệ ngân hà mà mắt chúng ta nhìn thấy còn cách trái đất xa hơn nữa. Ví dụ: Chòm sao Tiên nữ cách trái đất 2,2 triệu năm ánh sáng. Hiện nay các nhà thiên văn đã phát hiện ra thiên thể cách xa trái đất nhất là hơn 10 tỉ năm ánh sáng. Năm ánh sáng còn dùng để xác định mức độ nhỏ to và phạm vi của các thiên thể. Ví dụ: đường kính hệ ngân hà dài 10 vạn năm ánh sáng. Rõ ràng là với những khoảng cách đó khó ai có thể tính bằng kilomet.

Trong thiên văn học còn sử dụng 1 loại đơn vị nữa để đo khoảng cách, đó là “đơn vị thiên văn” là khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời ( khoảng 149,6 triệu kilomet). Đơn vị thiên văn chủ yếu dùng để đo khoảng cách giữa các thiên thể trong hệ mặt trời. Ngoài ra trong thiên văn học còn dùng một loại đơn vị lớn hơn đơn vị “năm ánh sáng”, đó là pacsec: 1 pacses bằng 3,26 năm ánh sáng.

1312 (Sưu tầm)

Content Protection by DMCA.com