Sự tồn tại của chúng ta có được là nhờ vào vụ nổ supernova của một ngôi sao từ xa xưa.
Đó là kêt luận của một nghiên cứu nhắm vào giải quyết bí ẩn là tại sao hệ Mặt trời của chúng ta lại có tỷ lệ đồng vị hiếm của ô xy cao hơn bình thường.
Nghiên cứu trên gợi ý rằng Mặt trời và các hành tinh chính của nó được tạo lên do có sự kích hoạt của một vụ nổ supernova ở một ngôi sao hàng xóm và có nhiều nguyên tố từ vụ nổ đó để lại, trong đó có tỷ lệ đồng vị bất thường của oxygen.
Các nhà thiên văn học có thể đo và xác định thành phần các nguyên tố và tỷ lệ đồng vị của chúng trên các ngôi sao xa xôi và xem xét sự thay đổi của chúng từ khu vực này qua khu vực khác. Từ lâu rồi, các nhà khoa học đã nhận thấy hệ Mặt trời có tỷ lệ 2 đồng vị hiếm của ô xy là cao bất thường nhưng không giải thích được tại sao.
Tác giả của nghiên cứu, Edward Young thuộc trường ĐHTH California tại Los Angeles nói:”Điều này đã tồn tại nhiều năm nay” Edward đã công bố công trình nghiên cứu của mình tại Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Washington D.C.
Hệ Mặt trời
“Các số liệu đó khẳng định rằng hệ Mặt trời của chúng ta thực sự là khác thường” Young nói. “khác biệt hẳn với những hệ khác”
Như vậy, phải có điều gì đó đã xẩy ra từ phía các ‘hàng xóm’ và làm giầu các đồng vị hiếm của ôxy khi hệ Mặt trời được hình thành.
“Và trong trường hợp này, tôi nghĩ thủ phạm chính là một vụ nổ supernova”, Young nói.
Để có được các số liệu về đồng vị ô xy trong hệ Mặt trời, bạn phải lấy trung bình các só liệu của vật liệu một vụ nổ supernova của một ngôi sao thời kỳ xa xưa với số liệu nền về tỷ lệ ô xy của toàn bộ vật chất trong dải thiên hà, Young nói.
Biết được hệ Mặt trời được hình thành trong môi trường nào có thể giúp ta thêm kiến thức để so sánh sự khác biệt giữa hệ Mặt trời của chúng ta với các hệ hành tinh khác trong thiên hà.
Thohry (Theo Space.com)
ttvnol.com
Bình luận