Vào khoảng 3-4 giờ chiều 15/1, tại Việt Nam sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực thực một phần. Theo tính toán của chuyên gia, độ che phủ lớn nhất là ở Lai Châu (gần 75%) và sẽ giảm dần về phía Đông Nam.
Theo các tài liệu khoa học, hiện tượng nhật thực diễn ra khi Mặt Trăng nằm trong khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất. Vào thời điểm đó, mặt trăng che khuất Mặt Trời nên ở Trái Đất sẽ nhìn thấy một cái bóng đen che lấp lên Mặt Trời.
Các chuyên gia thiên văn học khẳng định, vào ngày 15/1 tới, hiện tượng kỳ thú này sẽ lại diễn ra. Tuy nhiên, nó chỉ là nhật thực hình khuyên, nguyên nhân do Mặt Trăng không che khuất được hết Mặt Trời như thông thường mà sẽ thừa ra một vùng nhỏ hình tròn như chiếc khuyên (giống như khi ta lấy 1 cái đĩa nhỏ đặt lên trên 1 chiếc đĩa lớn hơn. Khu vực có thể quan sát thấy nhật thực hình khuyên kéo dài từ châu Phi qua Ấn Độ Dương tới Trung Quốc, với bề rộng dải hơn 300km.
Tại Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc mọi người cũng có thể quan sát sát được nhật thực một phần, nhưng chỉ với độ che phủ trên 70% (các tỉnh về phía Nam tỉ lệ này nhỏ dần). Đó là thời điểm nhật thực diễn ra ở Trung Quốc.
Nhật thực hình khuyên diễn ra tại Việt Nam năm 1995.
Theo tính toán của chuyên gia, độ che phủ lớn nhất là ở Lai Châu (gần 75%) và sẽ giảm dần về phía Đông Nam. Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu lúc 14h16, cực đại đến 67,3% vào 15h48 và kết thúc vào 17h05. Tại Đà Nẵng, độ che phủ cực đại là 49,4% lúc 15h44. Tại TPHCM, nhật thực diễn ra lúc 14h17, đạt cực đại 38,1% vào 15h41 và kết thúc vào 16h52 ngày 15/1.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, nhật thực là hiện tượng quang học gây thích thú, tò mò đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu không có các phương pháp an toàn cũng như quan sát đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho mắt. Thông thường, các nhà khoa học thường quan sát hiện tượng này qua các kính thiên văn lớn có trang bị màng lọc ánh sáng Mặt Trời (sun filter) để nghiên cứu các hoạt động bề mặt Mặt Trời và một số tương tác trong Hệ Mặt Trời.
“Còn đối với người quan sát thông thường cách đơn giản và an toàn nhất là quan sát qua các màng lọc tự tạo như ruột đĩa mềm, phim máy ảnh hay phim x-quang gấp lại 2-3 lớp hoặc các loại kính bảo hộ có khả năng lọc hầu hết ánh sáng Mặt Trời, tuyệt đối nhìn trực tiếp vào Mặt Trời bằng mắt thường. Dù vậy, không có cách nào là an toàn tuyệt đối. Do đó, chỉ nên quan sát nhật thực liên tục từng đợt khoảng 30 – 60 giây”- Ông Sơn đưa ra lời khuyên.
Hiện tượng nhật thực toàn phần đã từng diễn ra tại Việt Nam lần gần đây nhất vào tháng 10/1995, khi đó nhật thực toàn phần kéo dài hơn 2 phút.
Dân Trí
Bình luận