Ngày 26/7/2000, mô đun Zvezda đã kết nối trạm ISS “sơ khai”. Zvezda là mô đun thứ ba của trạm ISS, đảm nhiệm cung cấp không gian sống cho phi hành đoàn hai người, lắp hệ thống hỗ trợ sự sống và kiểm soát quỹ đạo trạm. Hai mô đun trước đó là Zarya và Unity. |
16 quốc gia tham gia dự án xây dựng trạm ISS gồm Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Italia, Canada… . Ảnh: hai phi hành gia William MacArthur (Mỹ) và Valery Tokarev (Nga). |
Dự án phát triển trạm không gian quốc tế (ISS) bắt đầu ngày 20/11/1998, tên lửa đẩy Proton – K đưa mô đun đầu tiên trạm ISS mang tên Zarya lên quỹ đạo. Nhiệm vụ của Zarya là cấp nguồn điện năng, bộ phận dẫn đường, kho hàng. |
Tháng 12/1998, tàu con thoi Endeavor đưa mô đun Node – 1 (unity) lên quỹ đạo và lắp ráp thành công mô đun Zarya. |
Tháng 7/2000, tên lửa đẩy Proton – K phóng thành công lên quỹ đạo mang theo bộ phận thứ ba của trạm ISS – mô đun Zvezda. Ảnh: tên lửa đẩy Proton – K trên bệ phóng. |
Tháng 11/2000, phi hành đoàn đầu tiên (William Shepherd, Yury Gidzenko, Sergie Krykalyov) tới trạm ISS trên tàu Soyuz TM – 31. |
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga đóng vai trò như phương tiện thoát hiểm cho các phi hành gia trạm ISS trong trường hợp cần thiết bỏ trạm.Tháng 3/2009, các phi hành gia ISS đã rời sang tàu thoát hiểm Soyuz 11 phút do lo ngại trạm này đâm phải mảnh vỡ trên vũ trụ. |
Trong tháng 11/2009, Nga tiếp tục xây dựng trạm ISS bằng việc đưa mô đun nghiên cứu MIM – 2 Poisk lên quỹ đạo và lắp ghép mô đun Zvezda. |
Phi hành gia Mỹ Terry Virst vào mô đun Node 3. Đây là mô đun được phóng lên tháng 2/2009, thiết kế các hệ thống tái tạo oxy từ nước, hệ thống khôi phục nước thải và thiết bị xử lý nước tiểu (biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia). |
Ngày 15/5/2010, tàu con thoi Atlantics đưa mô đun nghiên cứu cỡ nhỏ Rassvet (MIM – 1) lên trạm ISS, MIM – 1 lắp ghép thành công với mô đun Zarya và hoàn thành phòng thí nghiệm khoa học trên không gian. Ảnh: tàu Soyuz TMA – 19 chuẩn bị lắp ghép mô đun MIM – 1. |
Phi hành đoàn Expedition 16 (Expedition chỉ phi hành gia lưu lại dài ngày trên vũ trụ) lên trạm ISS; phi hành gia Malaysia Sheikh Muszaphar Shukor, phi hành gia Nga Yuri Malenchenko, phi hành gia Mỹ Peggy Whitson. |
Trạm ISS mất khoảng 90 phút cho một vòng quay quanh trái đất ở độ cao 340 km. |
ISS hoạt động dưới sự kiểm soát của hai trung tâm điều hành: một ở thành phố Korolyov (Nga) và một ở thành phố Houston (Mỹ). Các thành viên của trung tâm điều hành đều là những chuyên gia lão luyện đến từ nhiều quốc gia. |
Dự kiến, trạm ISS ở trên quỹ đạo tới năm 2016 – 2020. |
Theo Báo Đất Việt
Bình luận