HD 188753 là một hệ sao ba cách chúng ta khoảng 149 năm ánh sáng, nó ở trong chòm Thiên Nga (Swan). Năm 2005 người ta cho rằng đã phát hiện ra một hành tinh quay quanh sao chính (được gọi là HD 188753 A) trong hệ. Tuy nhiên các đo đạc sau đó không phát hiện ra sự tồn tại của nó.
HD 188753 là một hệ sao ba cách chúng ta khoảng 149 năm ánh sáng, nó ở trong chòm Thiên Nga (Swan). Năm 2005 người ta cho rằng đã phát hiện ra một hành tinh quay quanh sao chính (được gọi là HD 188753 A) trong hệ. Tuy nhiên các đo đạc sau đó không phát hiện ra sự tồn tại của nó.
Thành phần
Ngôi sao chính HD 188753 A là một Mặt Trời song sinh (Solar twin-các ngôi sao tương tự Mặt Trời), là một ngôi sao lùn vàng với loại quang phổ chưa xác định chính xác được. Khối lượng của nó lớn hơn Mặt Trời, bán kính lớn hơn và có độ sáng lớn hơn. Dựa trên nhiệt độ của nó, các nhà khoa học cho rằng nó khoảng 5600 triệu năm tuổi.
Quỹ đạo của hệ
Ở khoảng cách gần một nửa khoảng cách Mặt Trời-Sao Thổ (12,3 AU) cách ngôi sao chính là hai ngôi sao quay quanh nhau. Tổng khối lượng của chúng là khoảng 1,63 khối lượng Mặt Trời và có quỹ đạo lệch tâm 0,50.
Ngôi sao thứ hai (HD 188753 B) có nhóm quang phổ là K0 (sao lùn cam) và bạn đồng hành của nó (HD 188753 C) là loại M2 (sau lùn đỏ). Chúng quay quanh nhau với chu kỳ 156 ngày và quanh sao chính 25,7 năm.
Hành tinh chưa được xác minh
Phát hiện năm 2005 cho rằng có một hành tinh quay quanh ngôi sao chính của hệ sao ba này. Ngôi sao này có tên HD 188753Ab, do nhà thiên văn Dr. Maciei Konacki người Ba Lan làm việc tại Mỹ công bố. Hành tinh này không phải là hành tinh đầu tiên có trong hệ sao ba được biết đến, ví dụ, hành tinh 16 Cygni Bb được phát hiện trước đó, nó quay quanh một ngôi sao trong hệ sao ba rộng cũng nằm trong chòm Thiên Nga.
Hành tinh này là một hành tinh khí khổng lồ thuộc loại Sao Mộc nóng (hot Jupiter), nó nặng hơn Sao Mộc một ít và được cho là quay quanh HD 188753 A với chu kỳ 80 tiếng (3,3 ngày), với khoảng cách 8×10^9 m-bằng khoảng 1/20 khoảng cách Trái Đất và mặt Trời. Sự tồn tại của HD 188753 Ab (một Sao Mộc nóng) trong một hệ sao ba khá gần nhau đã thách thức mô hình hình thành hành tinh hiện tại. Ý tưởng giải thích cho sự hình thành các hành tinh khí khổng lồ là nó được tạo ra ở vùng ngòai của hệ (với quỹ đạo tương tự Sao Thổ và Sao Mộc). Khi được hình thành, chúng lại chuyển đến gần các ngôi sao và trở thành Sao Mộc nóng. Vấn đề của HD 188753 Ab là nếu có đĩa tiền hành tinh nào thì chúng cũng chỉ rộng đến khoảng 1 đơn vị thiên văn so với ngôi sao chính (do sự có mặt của hai ngôi sao khác). Một hành tinh kiểu Sao Mộc không thể hình thành được ở khoảng cách quá gần so với ngôi sao chính như vậy được và nếu không có đĩa vật chất nào nằm xa hơn 1 AU, thì không thể nào có hành tinh nào được hình thành để rồi di chuyển vào bên trong. Một khả năng đó là hành tinh được hình thành trước khi hai ngôi sao ngoài đạt được quỹ đạo hiện tại. Điều đó có nghĩa là đã từng có lúc hai ngôi sao đó ở xa ngôi sao chính hơn bây giờ.
Hình ảnh nhìn từ một mặt trăng (lý thuyết) của hành tinh HD 188553 Ab (nằm ở góc trái phía trên), ngôi sao chính sáng nhất nằm ở ngay trên đường chân trời.
Tuy nhiên, nỗ lực xác nhận phát hiện trên đã thất bại. Năm 2007, một đội ở đài quan sát Gênva kết luận rằng hành tinh không tồn tại và dữ liệu ban đầu của phát hiện cũng khôgn cho thấy sự tồn tại của hành tinh. Konacki cố gắng phản bác kết luận và cho rằng các đo đạc sau này thực tế không xác nhận hay phản bác sự tồn tại của hành tinh và dự định sẽ cho ra bản cập nhật vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 vẫn không có một bản cập nhật nào cả.
Trịnh Khắc Duy – PAC
Chú Thích:
Hệ sao ba: hệ sao gồm có 3 ngôi sao quay quanh lẫn nhau dưới tác động của trọng lực.
Mặt Trời song sinh: chỉ một nhóm các sao tương tự Mặt Trời về kích thước, khối lượng, màu sắc, đôi khi còn được gọi là tương tự Mặt Trời (Sun analog) hay loại Mặt Trời (Sun-type).
Sao lùn vàng, lùn cam, lùn đỏ: các sao thuộc dãy chính có màu vàng, cam, đỏ.
Sao Mộc nóng: là các hành tinh lớn bằng Sao Mộc nhưng chỉ cách sao mẹ của nó khoảng 0,05 AU (trong khi Sao Mộc cách Mặt Trời 5 AU)
Bình luận