Capella (α Aurigae / α Aur / Alpha Aurigae / Alpha Aur) là ngôi sao sáng nhất trong chòm Ngự Phu (Auriga). Đối với mắt thường, nó là một ngôi sao sáng thứ sáu trên bầu trời. Tuy nhiên nó là một hệ sao bốn trong đó có một hệ sao nhị phân khổng lồ loại G và hệ sao nhị phân của hai ngôi sao lùn cách đó 10000 đơn vị thiên văn.

Capella (α Aurigae / α Aur / Alpha Aurigae / Alpha Aur) là ngôi sao sáng nhất trong chòm Ngự Phu (Auriga). Đối với mắt thường, nó là một ngôi sao sáng thứ sáu trên bầu trời. Tuy nhiên nó là một hệ sao bốn trong đó có một hệ sao nhị phân khổng lồ loại G và hệ sao nhị phân của hai ngôi sao lùn cách đó 10000 đơn vị thiên văn.

Hệ sao

Hệ sao Capella chứa một hệ sao nhị phân khổng lồ, quay quanh nó ở khoảng cách khá xa là một hệ sao nhị phân lùn đỏ mờ hơn. Toàn bộ hệ là thành viên của nhóm dịch chuyển Hyades (Hyades moving group). Ngôi sao Capella - Auriga constellation map / Thiên văn học Đà NẵngVị trí của Capella trong chòm Ngự Phu

Hệ sao nhị phân sáng

Lần đầu tiên Capella được xác định là một hệ nhị phân là và năm 1899, dựa trên quan sát quang phổ. Anderson và Pease tại đài quan sát núi Wilson đã dùng giao thoa kế để phân tích nó vào năm 1919 và đến năm 1920 đã xác định được quỹ đạo của nó. Đây cũng là lần đầu tiên người ta sử dụng đo giao thoa cho các thiên thể nằm ngoài Hệ Mặt Trời. Quỹ đạo chính xác cao ra đời vào năm 1994 dựa trên những quan sát của giao thoa kế đo các vì sao Mark III, cũng ở đài quan sát núi Wilson.

Hệ sao nhị phân sáng của Capella chứa hai ngôi sao khổng lồ loại G. Ngôi sao chính có nhiệt độ bề mặt khoảng 4900 K, và có kích thước khoảng 12 bán kính Mặt Trời, khối lượng là 2,7 khối lượng Mặt Trời và có độ sáng, tổng cộng của tất cả các bước sóng, gấp 79 lần Mặt Trời. Ngôi sao thứ hai có nhiệt độ bề mặt là 5700 K, bán kính bằng 9 bán kính Mặt Trời, khối lượng 2,6 khối lượng Mặt Trời và độ sáng, cũng lấy tổng cộng của tất cả các bước sóng, gấp 78 lần Mặt Trời. Mặc dù ngôi sao chính là ngôi sao sáng hơn nếu xét bức xạ ở tất cả các bước sóng, nhưng nó là ngôi sao mờ hơn nếu xét theo ánh sáng thấy được, với độ sáng biểu kiến là 0,91 còn ngôi sao thứ hai có độ sáng biểu kiến là 0,76.

Hệ sao này có quỹ đại không lệch tâm và chúng cách nhau khoảng 100 triệu km với và chu kỳ quỹ đạo gần 104 ngày. Hai ngôi sao có nhóm quang phổ A trong thời còn là sao dãy chính, giống như Vega; bây giờ nó đã giãn nở, ngội lạnh và sáng hơn để trả thành sao khổng lồ đỏ, một quá trình kéo dài vài triệu năm. Ngôi sao nặng hơn được cho là đã bắt đầu đốt cháy heli tạo cacbon và oxy ở nhân, quá trình này chưa được bắt đầu ở ngôi sao nhẹ hơn. Capella là nguồn tia X, chủ yếu được phát ra từ ngôi sao nặng hơn.

Một vài thông số

Chòm Sao: Ngự phu
Thành phần: Aa và Ab
Xích kinh: 05h 16m 41.3591s
Xích vĩ: +45° 59′ 52.768″
Độ sáng biểu kiến: 0,91 và 0,76

Khối lượng: 2.69 ± 0.06 M☉ và 2.56 ± 0.04 M☉
Bán kính: 12.2 ± 0.2 R☉ và 9.2 ± 0.4 R☉
Độ sáng: 78.5 ± 1.2 L☉ và 77.6 ± 2.6 L☉
Nhiệt độ: 4940 ± 50 K và 5700 ± 100 K
Thành phần kim loại: 40% Mặt Trời
Tự quay: 106 ± 3 ngày và 8.64 ± 0.09 ngày
Vận tốc tự quay (v sin i): 3km/s và 36km/s
Tuổi: 5.2 × 10^8 năm

Hệ sao nhị phần đồng hành

Năm 1914, R. Furuhjelm khi quan sát quang phổ của hệ nhị phân đã thấy ngôi sao đồng hành mờ ở trên, nó có chuyển động riêng tương tự với hệ nhị phân và có kết nối vật lý với hệ này. Năm 1936, Carl L. Stearns quan sát người bạn đồng hày này và phát hiện ra nó là sao đôi; sau này G. P. Kuiper đã xác nhận nó. Sao đôi đồng hành này là một hệ nhị phân gồm hai sao lùn đỏ, chúng cách hệ khổng lồ loại G khoảng 10000 AU. Mặc dù chỉ quan sát được cặp sao này di chuyển 30° trên quỹ đạo của mình nhưng người ta đã tính toán ra nó có chu kỳ 400 năm.

Ngoài ra, Capella còn sáu người bạn đồng hành quang học nữa, chúng không có liên hệ vật lý với Capella.

Quan sát

Với màu vàng đậm, Capella là ngôi sao sáng thứ tư trên bầu trời tính từ vĩ độ 40 độ Bắc. Nó nằm cách vài độ về phía đông bắc so với tam giác sao mang tên “những đứa trẻ” (ε, ζ, và η Aurigae).

Cách đây 210000 năm, Capella là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, sau đó, Aldebaran là ngôi sao sáng nhất, khoảng 160000 năm trước. Trước Capella, Canopus là ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm.

Thần thoại và văn hóa

Tên Capella có nghĩa là con dê cái nhỏ, lấy từ tiếng Latin. Capella đánh dấu vai trái của chòm sao ngự phu, người đánh xe, ông ta đang vác theo con dê. Trong thần thoại Hi Lạp, ngôi sao này tượng trưng cho con dê Amalthea, là con vật đã cho Jupiter bú sữa. Sừng của con dê này, bị Jupiter vô tình bẻ gãy, đã biển thành Cornucopia, “chiếc sừng như ý”, nó có thể cho chủ nhân nó bất cứ thứ gì người đó muốn.

Trong thần thoại Hindu, Capella là trái tim của thần Brahma

Trong thiên văn Trung Hoa, Capella là một phần của nhóm sao 五車 (Ngũ xa), trong đó chứa Capella với β, ι, và θ Aurigae, cùng với β Tauri. Đây là ngôi sao sáng thứ hai trong nhóm nên nó được đặt tên là五車二 (Ngũ xa nhị)
Trong chiêm tinh học, Capella tượng trưng cho người dân và tự hào của quân đội và của cải. Trong thời trung cổ, nó là một trong mười lăm ngôi sao cố định Behenian. Cornelius Agrippa đặt cho nó ký hiệu với cái tên Hircus (từ Latin có nghĩa là con dê).

Trong chiêm tinh học, Capella tượng trưng cho công dân và lòng tự hào quân đội và sự giàu có. Cornelius Agrippa của đạo Công giáo đã ghi lại Capella với dấu Ngôi sao Capella - Agrippa1531 Hircus / Thiên văn học Đà Nẵng với cái tên Hircus (con dê).

Trong thần thoại những người dẫn bản địa của Australia, Capella là Purra, con kangaroo bị giết bởi cặp song sinh gần chòm Gemini: Yurree (Castor) và Wanjel (Pollux).

Những người Ả rập di cư vùng Negev và Sinai gọi Capella là al-‘Ayūg (con thuyền nhỏ), nó có vai trò chỉ ra vị trí của Pleiades (chòm sao tua rua); tên đầu đủ của nó là al-‘Ayūg ath-Thurayyā (con thuyền của Pleiades).

Những cái tên khác ở các nền văn hóa khác như: Ả rập là Al-Rākib (người lái xe) hay al-‘Ayyuq (con dê), những người Quechua (bộ tộc da đỏ Nam Mỹ) gọi nó là Colca, những người dân bản xứ đảo Hawai gọi là Hokulei (vòng hoa sao).

Trong thơ ca tiếng Anh nó đôi khi còn được gọi là người trông nom các vì sao.

Trịnh Khắc Duy

Theo  wikipedia.org

Content Protection by DMCA.com