Các vệ tinh ngoài hệ mặt trời
Nếu hệ mặt trời của chúng ta chứa trong nó nhiều vệ tinh đáng chú ý như vậy, thì chúng ta còn có thể tìm thấy những thế giới vệ tinh kì lạ thế nào nữa trong hàng tỉ hệ hành tinh trong Dải Ngân hà? Có lẽ có những vệ tinh điều độ, có thể ở được đang quay xung quanh một số hành tinh ngoại khổng lồ. Chúng ta không nên trông đợi tìm thấy chúng thích hợp cho sự sống thông minh như trong phim Star Wars (Cuộc chiến giữa các vì sao), nhưng những vệ tinh như thế có thể thuộc về trong số những nơi có khả năng thích hợp nhất cho sự sống trong vũ trụ.
Liệu chúng ta có thể tìm thấy một vệ tinh xung quanh một hành tinh đang quay xung quanh một ngôi sao xa xôi nào đó hay không? (Ảnh: Đại học Keele)
Xét trên một phương diện nào đó, việc phát hiện ra một vệ tinh xung quanh một hành tinh đang quay xung quanh một ngôi sao xa xôi trông như là một nhiệm vụ cực kì khó khăn, nhưng với một chút may mắn, công nghệ ngày nay có lẽ có thể làm được việc đó. Phương pháp tốt nhất là tìm những sự đi qua, trong đó một hành tinh đang quay xung quanh đi qua phía trước ngôi sao của nó, làm mờ đi lượng ánh sáng chúng ta phát hiện trên Trái đất. Phương pháp này đã được sử dụng để tìm thấy một vài hành tinh, và nó có thể gián tiếp làm hé lộ những vệ tinh ngoại. Khi một vệ tinh quay xung quanh một hành tinh, lực hấp dẫn làm cho hành tinh dịch chuyển, tăng tốc nó lên và làm nó chậm xuống, vì thế làm thay đổi chu kì và thời gian kéo dài của những lần đi qua.
Vệ tinh càng lớn so với hành tinh, thì hiệu ứng này càng lớn. Trong một mô phỏng, một hành tinh với khối lượng bằng Hải vương tinh nằm trong vùng ở được của một ngôi sao – không quá nóng, không quá lạnh – được cho có một vệ tinh cỡ Trái đất. Vệ tinh nặng nề này sẽ làm biến đổi chu kì và thời gian kéo dài của những lần đi qua của hành tinh của nó đủ để có thể phát hiện ra bởi kính thiên văn tìm kiếm hành tinh Kepler, hay bởi các kính thiên văn trên mặt đất. Một vệ tinh lớn như vậy cũng sẽ có thể giữ lấy một bầu khí quyển dày, khiến nó là nơi thích hợp cho sự sống.
Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9
Còn tiếp…
Thư viện Vật lý (Theo New Scientist)
Bình luận