Trang Discovery.com công bố 13 phát hiện được cho là vĩ đại nhất trong thiên văn. Các bạn hãy cùng DAC điểm qua nhé!
1. Chuyển động của các hành tinh (2000 B.C. – 500 B.C.)
Một nghìn năm quan sát đã hé lộ rằng có những ngôi sao di chuyển trên bầu trời và đi theo mẫu, cho thấy rằng Trái Đất là một phần của các hành tinh trong một hệ mặt trời và khác biệt so với các ngôi sao cố định.
2. Chuyển động của Trái Đất (1543)
Nicolaus Copernicus đặt mặt trời, không phải trái đất, vào trung tâm của hệ Mặt Trời.
3. Quỹ đạo của các hành tinh là hình Elip (1605 – 1609)
Di sản của Johannes Kepler là một định luật bằng công thức toán học mà nó thành công trong việc xác định chính xác chuyển động của các hành tinh trong quỹ đạo hình Elip.
4. Sao Mộc có mặt trăng (1609 – 1612)
Galileo Galilei đã phát hiện rằng Sao Mộc có Mặt Trăng như Trái Đất, chứng tỏ rằng Copernicus, không Ptolemy, là đúng. Copernicus tin rằng Trái Đất không hề đặc biệt, mà chỉ là một trong số các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
5. Sao chổi của Halley có môt quỹ đạo dự đoán được (1705 – 1758)
Edmund Halley chứng minh rằng các sao chổi quay quanh Mặt Trời như các hành tinh và đã thành công trong việc dự báo sự trở lại của sao chổi Halley. Ông xác định rằng hai sao chổi thấy trong năm 1531 và 1607 chỉ là một và nó có chu kỳ quỹ đạo alf 76 năm. Dự đoán của Halley được chứng minh trong năm 1758, khi sao chổi này trở lại. Thật không may, Halley đã mất vào năm 1742, ông đã bỏ lỡ sự kiện này.
6. Dải Ngân Hà là một cái đĩa lớn của các vì sao (1780 – 1834)
Nhà chế tạo kính viễn vọng William Herschel và em gái mình là Carolyn đã vẽ bản đồ toàn bộ bầu trời và chứng minh rằng Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm trên một đĩa sao khổng lồ mà có chỗ phình ra tại tâm có tên gọi là Dải Ngân Hà. Kỹ thuật của Herschel có liên quan đến việc lấy một lượng sao mẫu nằm trong trường nhìn của kính viễn vọng của ông. Kết quả cuối cùng của ông chứa 90.000 ngôi sao trong 2.400 khu vực mẫu. Những nghiên cứu sau này xác nhận rằng thiên hà của chúng ta đúng là có dạng đĩa, nhưng cũng chứng mình được rằng Mặt Trời không nằm gần tâm và Hệ Mặt Trời lớn hơn khá nhiều so với Herschel dự đoán.
7. Thuyết tương đối rộng (1915 – 1919)
Albert Einstein công bố thuyết tương đối của mình trong đó ông cho rằng khối lượng có thể bẻ cong được thời gian lẫn không gian, do đó các khối lượng lớn có thể bẻ cong được cả ánh sáng. Học thuyết này được các nhà thiên văn chứng minh vào năm 1919 qua sự kiện nhật thực toàn phần.
8. Vũ trụ đang giãn nở? (1924 – 1929)
Edwin Hubble xác định khoảng cách đến nhiều thiên hà và phát hiện ra nếu chúng càng cách xa chúng ta thì chúng rời xa chúng ta càng nhanh. Tính toán của ông chứng minh rằng vũ trụ đang giãn nở.
9. Trung tâm của Dải Ngân Hà phát ra các sóng radio (1932)
Karl Jansky phát minh ra radio thiên văn và phát hiện ra một thiên thể phát sóng radio lạ tại tâm Dải Ngân Hà. Jansky đang tiến hành thử nghiệm sự nhiễu sóng radio cho chủ của mình, phòng thí nghiệm điện thoại Bell (Bell Telephone Laboratories), thì phát hiện ra ba nhóm cố định; bão địa phương, bão xa và một loại như tiếng rít cố định phát ra một cách đều đặn. Jansky xác định rằng nguồn cố định này xuất phát từ một nơi chưa được biết đến tại tâm của Dải Ngân Hà qua vị trí của nó trên bầu trời.
10. Nền bức xạ vũ trụ (1964)
Arno Penzias và Robert Wilson khám phá ra bức nền bức xạ của vũ trụ, mà họ cho rằng đó là ánh sáng từ vụ nổ big bang. Kết quả đo đạc của họ, kết hợp với phát hiện trước đây của Edwin Hubble rằng các thiên hà đang chạy ra xa, đã là bằng chứng mạnh mẽ cho giả thuyết vụ nổ big bang đã sinh ra toàn bộ vũ trụ.
11. Bức xạ tia gamma (1969 – 1997)
Hai thập kỷ dài bức xạ tia gamma nằm trong bí ẩn đã được giải quyết bởi các kính thiên văn vũ trụ và mặt đất tinh vi. Tia gamma là những tia mang nhiều năng lượng nhất và được hình thành trong các vụ nổ hạt nhân, các nguồn phát của chúng trong vũ trụ có chu kỳ ngắn. Ít nhất là một vài trong số các nguồn này có liên quan tới các siêu sao mới ở xa – vụ nổ đánh dấu cái chết của những ngôi sao đặc biệt nặng.
12. Các hành tinh ở các vì sao khác (1995 – 2004)
Các nhà thiên văn đã tìm ra một hệ thống các hành tinh ngời Hệ Mặt Trời khi cải tiến kỹ thuật kính thiên văn và chứng minh được rằng các hệ mặt trời khác cũng tồn tại, mặc dù vậy không có hành tinh nào tương tự với Trái Đất được tìm thấy. Các nhà thiên văn học có thể tìm ra các hành tinh ngoài hệ mặt trời bằng cách đo ảnh hưởng hấp dẫn của chúng lên ngôi sao mẹ.
13. Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn (1998 – 2000)
Thật bất ngờ khi các nhà thiên văn phất hiện ra rằng vũ trụ không hề bị co lại do hấp dẫn mà ngược lại, khoảng cách giữa các vật thể trong vũ trụ đang gia tăng. Nếu các quan sát là chính xác và sự giãn nở vẫn tiếp tục như vậy thì tương lai việc không thể nhìn thấy các thiên hà khác là điều không thể tránh khỏi. Một lý thuyết mới về kết thúc của vũ trụ dựa trên phát hiện này có tên là “big rip” (tạm dịch là vết rách lớn).
Trịnh Khắc Duy – DAC theo Science.discovery.com
Bình luận