Loạt phim sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quát về các khái niệm quan trọng của vũ trụ học. Đây là đoạn phim đầu tiên của loạt phim với chủ đề Thuyết Bigbang.

Hiểu nhầm nhiều nhất về BigBang là ở hai ý niệm sai lầm khác nhau. Ý niệm đầu tiên là nghĩ thuyết Bigbang nói đến khởi đầu của vũ trụ. Ý niệm thứ hai là xem Bigbang là một vụ nổ. Loạt phim sẽ giải thích bản chất thật sự của thuyết BigBang là gì.

Ngay từ năm 1929, các nhà thiên văn đã biết rằng vũ trụ đang dãn nở. Edwin Hubble đã quan sát thất tất cả các thiên hà ngoại trừ những thiên hà gần chúng ta nhất – nằm trong nhóm thiên hà địa phương của chúng ta – đang dịch chuyển ra xa. Khi thiên hà ở càng xa vận tốc lùi xa càng nhanh hơn. Sự dãn nở này không phải là sự chuyển động trong không gian. Nó chính là sự dãn nở của chính không gian.

Vì vậy nếu không gian đang dãn nở, vũ trụ sẽ trở nên lớn hơn, lạnh hơn, và mật độ vật chất sẽ giảm dần . Nếu chúng ta ngoại suy ngược lại, thời gian trước đây hẳn vũ trụ phải nhỏ hơn, nóng hơn, và đậm đặc hơn ngày nay. Vũ trụ thuở sơ khai phải rất nóng và vô cùng đậm đặc. Nó đang dãn nở và vì thế đang lạnh đi so với 13.7 tỉ năm trước. Ngay sau “thời điểm bắt đầu” vũ trụ nóng đến nỗi không có một nguyên tử nào có thể hình thành.

Bức xạ tàn dư vũ trụ(hay bức xạ nền) – gọi tắt là CMB- là một bằng chứng hỗ trợ cho thuyết BigBang. CMB là bức xạ đồng nhất đến kinh ngạc đến từ bất kì hướng nào trong vũ trụ. Vậy cái gì đã tạo ra bức xạ nền này? Khi vũ trụ dãn nở, ánh sáng bị kéo dài ra hay gọi là sự dịch chuyển đỏ.

CMB đã xuyên suốt vũ trụ kể từ khi các electron và proton kết hợp thành các nguyên tử đầu tiên khoảng 380.000 năm sau BigBang. Bức xạ này đã bị kéo dài thành các sóng viba như bây giờ. CMB chỉ ra rằng một thời gian cách đây rất lâu, Vũ trụ phải nhỏ hơn và đậm đặc hơn bây giờ.

Khi chúng ta xem hình minh họa về lịch sử và sự giãn nở của Vũ trụ trong tạp chí Astronomy, chúng ta trông thấy như thế này. Trái ngược với những quan niệm phổ biến, Vụ Nổ Lớn không giống bất kỳ loại vụ nổ nào đã xảy ra trong không gian. Cái tên “Vụ Nổ Lớn” là một gợi ý giống về một vụ nổ hóa học giống như pháo bông vậy. Nhưng vũ trụ ban đầu thực sự là nơi sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian của chính nó. Nó không phải là một vụ nổ với những mảnh vỡ được ném vào vùng không gian đã có trước đó.

Thuật ngữ “Big Bang” thực sự là chỉ đến thời khắc khi mà vũ trụ bắt đầu giãn nở. Một sự hiểu lầm khác là ngày nay nhiều người nghĩ chúng ta có thể chỉ ra một điểm nơi BigBang đã diễn ra. Sự thật là mọi thứ trong vũ trụ này, mọi điểm, mọi thiên hà đều bắt nguồn từ một điểm nhỏ vô cùng đậm đặc kì dị cách đây 13,7 tỉ năm. Vì vậy thực tế là Vụ Nổ Lớn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào.

Đủ điều thú vị, một nhà thiên văn đã đặt cái tên mỉa mai “Vụ Nổ Lớn – Bigbang” cho lý thuyết. Năm 1949, Fred Hoyle đã nói về Mô Hình Trạng Thái Ổn Định trên một chương trình phát thanh và nhắc đến mô hình vũ trụ giãn nở với “ý nghĩ về vụ nổ lớn”. Thuật ngữ này đã mang đến rất nhiều sự hiểu lầm ngày nay. Thay vì dùng thuật ngữ “thuyết Vụ Nổ Lớn – Bigbang”, tốt hơn nên gọi mô hình về vũ trụ này là “thuyết vũ trụ giãn nở”.

Người dịch Anhcos, Nguyễn Tuấn
Vietastro.org

Content Protection by DMCA.com