Sao Mộc, sao Kim cùng mặt trăng tạo hình mặt cười trên bầu trời. Luồng khí như dải lụa vắt ngang vũ trụ. Dưới đây là 10 bức ảnh không gian đẹp và được quan tâm nhất năm 2008 theo xếp hạng của tạp chí National Geographic.

Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng mười kiệt tác của thiên nhiên này nhé!

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr1 / Thiên văn học Đà Nẵng

Hình ảnh hiếm hoi khi sao Kim (trái) và sao Mộc cùng với mặt trăng tạo thành hình mặt cười trên bầu trời Philippines đêm 1/12. Đây là bức ảnh được xem nhiều nhất của NASA năm 2008.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr10 / Thiên văn học Đà Nẵng

Luồng khí hydro như một dải lụa mềm vắt ngang trong vũ trụ do kính viễn vọng Hubble chụp được hồi tháng 7.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr2 / Thiên văn học Đà Nẵng

Những đám mây bụi do camera HiRISE trên quỹ đạo sao Hỏa chụp được cho thấy hình ảnh đầu tiên về những trận lở đất diễn ra trên hành tinh này.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr6 / Thiên văn học Đà Nẵng

Những ngôi sao mới hình thành ở thiên hà Pinwheel.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr3 / Thiên văn học Đà Nẵng

Hồi tháng 3, các nhà khoa học phát hiện một vụ nổ giữa các vì sao. Ánh sáng phát ra rõ đến mức người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường dù cách 7,5 tỷ năm ánh sáng.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr4 / Thiên văn học Đà Nẵng

Bức ảnh sắc nét nhất về sao Mộc chụp từ trái đất được NASA công bố hồi tháng 10.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr5 / Thiên văn học Đà Nẵng

Bức ảnh có độ phân giải cao do camera HiRISE chụp hành tinh Phobos, mặt trăng của sao Hỏa.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr7 / Thiên văn học Đà Nẵng

Tàn dư của siêu tân tinh SN 1006 lơ lửng trong không gian, cách trái đất 7.000 năm ánh sáng.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr9 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ảnh chụp ngôi sao quay quanh một hành tinh giống mặt trời. Hành tinh này và ngôi sao quay quanh nó nằm trong dải Ngân hà cách trái đất khoảng 500 năm ánh sáng.

 

10 ảnh không gian đẹp nhất năm 2008 - gr8 / Thiên văn học Đà Nẵng
Lỗ đen trên giải Ngân hà được ghi lại bằng kính viễn vọng. Trên lý thuyết, chúng ta không thể nhìn trực tiếp được lỗ đen, nhưng có thể nhìn thấy vùng sáng phát ra khi bị nuốt vào hoặc đẩy ra từ lỗ đen.

 

Ngọc Sơn – VNExpress

 

Content Protection by DMCA.com