1. Tinh vân đầu ngựa
Khoảng cách từ Trái đất: 1.500 năm ánh sáng (năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600 s)
Màu đỏ rực rỡ được hình thành từ khí hidro chiếm phần lớn đằng sau tinh vân, bị Ion hóa bởi ngôi sao sáng gần đó – Sigma Orionis. Bóng tối của tinh vân đầu ngựa được cầu thành chủ yếu là do lớp bụi dày đặc, mặc dù phần bên dưới cổ của đầu ngựa tỏa bóng lớn về bên trái. Dòng khí rời khỏi tinh vân được xả ra bởi từ trường mạnh. Các điểm sáng trong vùng lân cận Tinh vân đầu ngựa là các ngôi sao trẻ chỉ đang trong giai đoạn hình thành.
2. Tinh vân đầu phù thủy
Khoảng cách từ Trái đất: 1.000 năm ánh sáng.
Trải rộng ra trên 50 năm ánh sáng, đám mây bụi vũ trụ này phản chiếu mạnh ánh sáng xanh của ngôi sao sáng Rigel, mang đến cho nó màu sắc đặc trưng của một tinh vân phản chiếu ánh sáng.
3. Tinh vân chim đại bàng
Khoảng cách từ Trái đất: 7.000 năm ánh sáng.
Tinh vân này nằm cách chúng ta 7.000 năm ánh sáng và có đường kính khoảng 7 năm ánh sáng. Trong bảng danh mục các tinh vân của Charles Messier, nó mang số thứ tự là M16, nằm trong chòm sao Con rắn (Serpens).
4. Tinh vân xoáy ốc
Khoảng cách từ Trái đất: 700 năm ánh sáng.
Vỏ khí bên ngoài được thổi ra từ bề mặt của ngôi sao, thường dưới các kiểu đẹp mắt nhưng khá phức tạp. Nó phát sáng dưới phóng xạ tia cực tím gay gắt từ ngôi sao trung tâm rất nóng nhưng mờ nhạt. Vành đai chính của tinh vân xoáy ốc có đường kính khoảng 2 năm ánh sáng, chỉ bằng một nửa khoảng cách của mặt trời và ngôi sao hàng xóm gần nhất của nó.
Hình ảnh của tinh vân xoáy ốc rất rực rỡ, khó có thể quan sát nó bằng mắt thường bởi ánh sáng của nó lan tỏa mỏng manh trong một vùng trời lớn. Tinh vân xoáy ốc trông khá giống cái bánh rán, các nghiên cứu đã cho thấy rằng nó bao gồm ít nhất là hai đĩa riêng biệt nhau với các vành đai bên ngoài và các sợi nhỏ. Đĩa bên trong sáng hơn trải rộng khoảng 100.000 km/h, và đã mất tới 12.000 năm để hình thành.
Vì tinh vân xoáy ốc nằm khá gần, nó bao phủ một phần bằng khoảng 1/4 mặt trăng ngày rằm trên bầu trời, nên nó có thể được nghiên cứu chi tiết hơn so với bất kỳ một thiên vân hành tinh nào khác.
Người ta cũng phát hiện ra rằng nó có cấu trúc khá phức tạp nằm ngoài dự đoán. Bên trong của vành đai là những đốm tròn nhỏ, được gọi là “nút thắt sao chổi” với cái đuôi mờ nhạt trải dài từ ngôi sao trung tâm. Chúng trông khá giống các giọt chất lỏng chảy xuống từ tấm kính. Mặc dù trông có vẻ mỏng manh, mỗi nút thắt lại lại bằng cả hệ Mặt Trời của chúng ta. Những cái nút thắt này được nghiên cứu rất kỹ càng bằng kính viễn vọng cực lớn VLT (ESO) và kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA), nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu hết về nó.
Nhìn kỹ vào phần trung tâm của vật thể này, chúng ta sẽ phát hiện ra không chỉ các nút thắt và còn rất nhiều thiên hà phía xa đằng sau lớp khí phát sáng mong manh trải rộng. Một số thiên hà dường như còn tập hợp lại thành các nhóm thiên hà riêng biệt nằm rải rác trong bức ảnh.
Khoảng cách từ Trái đất: 0.000000474 năm ánh sáng. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.
Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người
Hoàng Ngân (theo Askmen)
cand.com.vn
Bình luận