Hiện tượng thấu kính hấp dẫn đẹp mắt - qso2237 wiyn / Thiên văn học Đà Nẵng
Đa phần các thiên hà có 1 nhân – tại sao thiên hà trên hình lại có tới 4 nhân? Hình như nhân của thiên hà này vắng mặt trong bức ảnh tại bước sóng biểu kiến trên. Ánh sáng phát từ vùng tâm thiên hà lại xuất phát từ một quasar ở phía sau. Như vậy rõ ràng, thiên hà này đóng vai trò như một thấu kính hấp dẫn đặc biệt: nó chia ánh sáng đến từ quasar thành 4 mảnh phân biệt. Quasar này chắc hẳn phải nằm thẳng phía sau thiên hà rất nặng kia nên mới tạo ra một ảo ảnh hay ho như thế! Hiệu ứng chung áp dụng cho mọi trường hợp ánh sáng bị bẻ cong là hiện tượng thấu kính hấp dẫn (gravitational lensing). Tuy nhiên trường hợp đặc biệt này còn có một cái tên khác để gọi: Einstein Cross (tạm dịch là “chữ thập Einstein”, có đúng không nhỉ?). Độ sáng biểu kiến của ảo ảnh Einstein Cross trong bức hình trên còn được tăng cường bởi hiệu ứng thấu kính hấp dẫn siêu nhỏ (gravitational microlensing) tạo ra bởi một số ngôi sao riêng biệt trong một thiên hà nằm ở phía trước.
 
nguyentranha
Cộng tác viên CLB thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh
Content Protection by DMCA.com