Đưa một vệ tinh vào quỹ đạo tròn cách tâm Trái đất khoảng 42.000 km (cao hơn mặt đất chừng 36.000 km) và nó sẽ quay mỗi vòng mất 24 giờ. Vì thời gian này khớp với chu kì quay của Trái đất, nên nó được gọi là quỹ đạo địa tĩnh. Nếu quỹ đạo đó còn nằm trong mặt phẳng xích đạo nữa, thì vệ tinh sẽ treo trên trời phía trên một địa điểm cố định trong quỹ đạo địa tĩnh. Như đã dự báo trước hồi những năm 1940 bởi nhà tương lai học Arthur C. Clark, các quỹ đạo địa tĩnh được sử dụng phổ biến cho sự truyền thông và các vệ tinh thời tiết, một kịch bản ngày nay được gọi là máy ảnh vũ trụ.

Những bức ảnh chụp sâu của bầu trời đêm thực hiện với những chiếc kính thiên văn dõi theo những ngôi sao còn có thể nhặt ra các vệ tinh địa tĩnh lấp lánh trong ánh sáng mặt trời vẫn tỏa sáng phía cao trên bề mặt Trái đất. Vì chúng cùng chuyển động với sự quay của Trái đất trên nền trời sao, nên các vệ tinh để lại vết trông như một con đường cao tốc trên cảnh trí bầu trời. Thí dụ, trong bức ảnh trường rộng này của vùng sao Orion gần xích đạo, từng khung hình được ghép lại để tạo ra một ảnh phơi sáng 10 phút. Nó cho thấy các ngôi sao vành đai chính của Orion và tinh vân nổi tiếng ấy cùng với nhiều vết vệ tinh địa tĩnh kéo dài 2,5 độ. Các khung hình trích từ một đoạn phim bố trí khéo léo, làm nổi bật vết chuyển động của các vệ tinh địa tĩnh.

Đường cao tốc trên nền trời sao - GS Trails2sTafreshi / Thiên văn học Đà Nẵng

Tải ảnh 1024 x 768
Ảnh: Babak Tafreshi (TWAN)

Thư viện vật lý

Content Protection by DMCA.com