Cái gì xảy ra với Mặt trời vậy? Thỉnh thoảng, nó trông tựa như là Mặt trời đang được nhìn qua một thấu kính khổng lồ. Tuy nhiên, trong trường hợp trên, thật ra có tới hàng triệu thấu kính: đó là các tinh thể băng.
Khi nước đóng băng trong khí quyển tầng cao, các tinh thể băng nhỏ, phẳng, hình sáu mặt, có thể được hình thành. Khi những tinh thể này run rẩy rơi xuống đất, trong phần lớn thời gian các mặt của chúng lao phẳng, song song với mặt đất. Một người quan sát có thể nhìn xuyên qua cùng mặt phẳng như nhiều tinh thể băng đang rơi ở gần nơi mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn. Trong sự sắp hàng này, mỗi tinh thể có thể tác dụng như một thấu kính mino, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời vào tầm ngắm của chúng ta và tạo ra các hiện tượng như mặt trời giả, thuật ngữ tiếng Anh gọi là sundog. Bức ảnh trên chụp hồi năm ngoái ở Stockholm, Thụy Điển. Có thể nhìn thấy ở chính giữa ảnh là Mặt trời, còn hai mặt trời giả sáng rực nổi bật lên ở phía bên trái và bên phải. Cũng có thể nhìn thấy trong ảnh là quầng sáng 22 độ – hiếm gặp và yếu hơn nhiều so với quầng sáng 46 độ – tạo ra do ánh sáng mặt trời phản xạ từ các tinh thể băng khí quyển.
Thư viện Vật lý
Bình luận