Tại sao Sao Thủy lại có nhiều miệng núi lửa có tia? Không ai chắc chắn điều đó cả. Tàu thăm dò Messenger đã chụp được một bức ảnh chưa từng có khi sà xuống ngang qua hành tinh trong cùng của Hệ Mặt trời để củng cố thêm rằng Sao Thủy có nhiều miệng núi lửa có tia hơn Mặt trăng của Trái Đất.

Bức ảnh dưới đây, một miệng núi lửa có tia tuyệt đẹp trải rộng khoảng 80 km chụp bởi Messenger ở độ cao 200 000 km so với bề mặt Sao Thủy cuối tháng trước. Những tia lan rộng của miệng núi lửa đó là một điều bí ẩn bởi vì tác động của bụi và gió Mặt trời lên bề mặt Sao Thủy lớn hơn ở Mặt trăng nhiều.

Các giả thuyết giải thích cho điều này hiện nay cho rằng những cấu tạo quang học của bụi Sao Thủy, và rằng khối lượng lớn của Sao Thủy và trạng thái gần Mặt trời là nguyên do của nhiều sự va chạm dữ dội, làm nổi lên nhiều vật chất sáng.

Messenger sẽ bay vòng quanh Sao Thủy lần nữa vào năm tới trước khi kết thúc hoạt động vào năm 2011.

Kích vào hình để xem ảnh rõ nét hơn.

Miệng núi lửa có tia tuyệt đẹp trên Sao Thủy - mercuryrays messenger / Thiên văn học Đà Nẵng

Nguồn: Apod.nasa.gov

Content Protection by DMCA.com