Tinh vân và ngôi sao nơtron - neutronnebula eso / Thiên văn học Đà Nẵng

Sao RX J1856.5-3754 được hình thành từ lõi của một ngôi sao đã bùng nổ. Với khoảng cách không quá 180 NAS, RX J1856.5-3754 là một trong số các sao neutron gần Trái Đất nhất. Với khối lượng lớn hơn Mặt Trời nhưng đường kính chỉ không quá 20km, tinh tú nhỏ bé này bay xuyên qua đám khí hyđro và bụi liên hành tinh với vận tốc tương đối lớn: 200km/s. Bề mặt của ngôi sao này nóng khủng khiếp: khoảng 700.000 độ Celsius, làm cho nó rất dễ bị phát hiện bởi các KTV tia X.
 
Các nhà thiên văn hết sức ngạc nhiên khi khám phá ra RX J1856.5-3754 cũng được bao bọc bởi một tinh vân có dạng nón. Bức ảnh này được chụp từ KTV Kueyen của Đài thiên văn miền nam châu Âu cho thấy ánh sáng màu đỏ của các nguyên tử hyđro bị tước mât electrons phát ra từ tinh vân mờ nhạt này. Dạng hình nón của tinh vân giống như hình dáng của của những đợt sóng gợn lên tại mũi con tàu khi nó đang đi trong nước. Cái chấm xanh yếu ớt ở đầu của tinh vân chính là ngôi sao neutron RX J1856.5-3754. Tinh vân này tồn tại rất gần bề mặt của ngôi sao neutron, gần một cách khó tin! Các nhà thiên văn đang cố gắng dựa vào những bằng chứng về mật độ và nhiệt độ trên ngôi sao neutron này để giải thích sự hình thành của tinh vân xung quanh nó.


nguyentranha
Cộng tác viên CLB thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh

Content Protection by DMCA.com