Một lần trong khi George Lovi (1939-1993), giảng viên và là một cây bút về thiên văn nổi tiếng, đang hướng dẫn các sinh viên của mình tại đài quan sát đại học Brooklyn , NewYork, kính thiên văn vô tình hướng về phía Sao Kim và hiện lên dạng lưỡi liềm đang trong pha khuyết của nó. Một sinh viên cứ khăng khăng là anh ta đang quan sát Mặt Trăng. Lovi chỉ cho anh ta thấy buổi đêm hôm ấy không hề có trăng.
“Sao thế ?” Chàng sinh viên cứng đầu : “Chẳng phải kính thiên văn được làm ra để cho chúng ta thấy những vật không thể nhìn bằng mắt thường hay sao ?”.
Đó chỉ là một trong số nhiều quan niệm lầm lẫn về thiên văn học thuờng gặp ở nhiều nguời. Có thể kể đến các câu hỏi như : Tại sao mưa sao băng không thật sự như một cơn mưa ? Liệu có sao Nam Cực không ? Tháng 7 tại sao nóng vậy, bởi vì Trái Đất gần Mặt Trời hơn ?
Duới cái nhìn của tác giả Joe Rao, một cây viết về thiên văn có tiếng trên các tạp chí thiên văn, đây là các tình huống câu hỏi thường gặp khiến ông không ít lần “bối rối”.
1- Có phải trăng khi khuyết một nửa thì độ sáng bằng 50% khi trăng tròn ?
Có vẻ hiển nhiên theo logic thì khi trăng khuyết một nửa vào ngày thuợng huyền (mùng 7) hay hạ huyền (ngày 21) sẽ có độ sáng bằng 50% khi trăng tròn đầy vào ngày rằm..
Thật ra, nếu như Mặt Trăng bằng phẳng như một tờ giấy hay như màn hứng sáng của máy chiếu để cho ánh sáng nhận đuợc trải đều trên bề mặt của nó thì logic suy nghĩ như trên là đúng.
Thực tế dĩ nhiên không ! Bề mặt Mặt Trăng có dạng cầu, và lượng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời trên một đơn vị diện tích sẽ giảm dần về phía đuờng ranh giới giữa vùng sáng và vùng tối. Gần và dọc theo đuờng ranh giới này các núi và các tảng đá đổ các bóng dài hiện rõ trên bề mặt của Mặt Trăng. Điều này gây ra tác động vùng cạnh tròn đầy của Mặt Trăng sẽ sáng nhất và xám dần về huớng ranh giới giữa vùng tối và sáng.
Ánh sáng phản xạ của Mặt Trăng giảm từ phần tròn đầy đến phần ranh giới tối và sáng
Nguợc lại vào ngày trăng rằm, Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng gần như cùng một hướng với huớng nhìn của chúng ta từ Trái Đất. Vì do Mặt Trời gần như ở bên duới và đằng sau chúng ta khi quan sát Mặt Trăng (thật sự chính xác vào thời điểm nguyệt thực). Điều đó có nghĩa là sẽ có rất ít sự đổ bóng trên bề mặt của Măt Trăng.
Bạn có tin hay không ? Chỉ khoảng 2,4 ngày từ khi trăng tròn, ánh sáng Mặt Trăng khi đó mới bằng đúng một nửa lúc nó tròn đầy.
Vào ngày thượng huyền Mặt Trăng chiếu sáng chỉ bằng 1/11 ngày rằm. Ngày hạ huyền trăng thậm chí còn sáng kém hơn chỉ bằng 1/12 bởi vì nửa đuợc chiếu sáng có diện tích lớn các vùng bằng phẳng sẫm màu còn gọi là “biển” của Mặt Trăng. (trên Mặt Trăng không có nuớc, đây là các vùng thấp bằng phẳng)
2- Này ! Sao chổi không bay vèo sao ?
Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn hãy nghĩ về Mặt Trăng. Có bao giờ bạn trong thấy Mặt Trăng chuyển động trong nháy mắt như một ngôi sao băng. Mặc dù Mặt Trăng có tốc độ quay quanh Trái Đất hơn 3.200 km/h, nhưng khoảng cách của nó đến Trái Đất là 382000 km vì thế chuyển động của Mặt Trăng trên bầu trời so với các ngôi sao cũng khó để nhận biết trong đêm.
Tương tự vậy, mặc dù một ngôi sao chổi sáng nhìn bằng mắt thường có thể có vận tốc hàng chục ngàn km/h, nhưng khoảng cách của nó đến Trái Đất cũng tính bằng hàng chục triệu km. Do đó để nhận biết đuợc một ngôi sao chổi chuyển động trên bầu trời chúng ta phải theo dõi hàng đêm để thấy vị trí thay đổi của nó so với nền sao là rất ít.
Ảnh : Sao chổi Hale – Bopp một trong những sao chổi sáng nhất của thế kỷ 20, quan sát được ở Việt Nam vào năm 1997.
Sao chổi chuyển động trên bầu trời theo “kiểu chậm chạp” của Mặt Trăng và các hành tinh chứ không như một sao băng chớp mắt đã vụt qua.
Phần tiếp : Tháng 7 nóng vì chúng ta gần Mặt Trời hơn?
Nguyễn Tuấn
Theo space.com
Bình luận