Thuban không phải là một ngôi sao sáng, nhưng nó giữ một vị trí đặc biệt, bởi vì Thuban từng là sao Bắc Cực của khoảng 5.000 năm trước, khi mà người Ai Cập đã xây dựng nên các kim tự tháp.
Kim tự tháp Giza là một di tích của Ai Cập cổ đại. Những nhà nghiên cứu Ai Cập học tin rằng nó được xây dựng như một khu lăng mộ cho Pharaoh Khufu thuộc vương triều thứ tư vào khoảng năm 2560 trước Công nguyên. Ảnh: Nina Aldin Thune, 2005.
Sơ đồ này cho thấy “ống thông gió” trong kim tự tháp. Mặc dù được biết “ống thông gió” này có liên quan đến một số ngôi sao trên bầu trời, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn không thể biết mục đích tồn tại của nó.
Mối quan quan hệ giữa Thuban với các kim tự tháp của Ai Cập là gì? “Ống thông gió” chính là một trong vô vàn bí ẩn xung quanh kim tự tháp của Ai Cập. Họ đã xây dựng những lối đi hẹp để làm thông thoáng cho các kim tự tháp. Trong những năm 1960 , các “ống thông gió” được công nhận là được liên kết với các ngôi sao, điều đáng nói là các kĩ sư đã xây dựng chúng 5000 năm trước.
Một trong những “ống thông gió” có đường đi ngoằn ngoèo thông qua kim tự tháp, vì vậy bạn không thể ngắm sao qua nó. Cho đến ngày nay, mục đích của các lối đi bên trong kim tự tháp còn là bí ẩn, mặc dù chúng có thể có liên quan đến nghi lễ thăng thiên của các Pharaon. Cho dù với mục đích gì đi nữa thì các kim tự tháp Giza tiết lộ rằng những người xây dựng đã biết đến bầu trời đầy sao từ xa xưa. Họ chắc chắn đã biết về Thuban và về sao Bắc Cực.
Quá khứ và tương lai ngôi sao Bắc Cực.
Thuban từng đóng vai trò sao Bắc Cực tốt hơn so với Polaris của chúng ta hiện nay. Nhiều nguồn khác nhau đã chứng minh rằng sao Thuban hầu như nằm ở vị trí chính xác của thiên cực bắc vào năm 2787 trước Công nguyên.
Trong khi đó, sao Polaris hiện đại – nhiều thế kỷ trước đây được biết đến với tên Phoenice – sẽ nằm ở vị trí chính xác tại thiên cực bắc vào ngày 24/03/2100 từ cực bắc thiên tại thời điểm đó (theo hướng dẫn Tính Toán của Jean Meeus).
Bắc bán cầu cũng đã từng có một thời gian dài không có một ngôi sao Bắc Cực. Sau khi sao Thuban và trước khi sao Polaris trong chòm Ursa Minor (Tiểu Hùng) là sao Bắc Cực thì sao Kochab cũng thuộc chòm Ursa Minor (Tiểu Hùng) đóng vai trò là sao Bắc Cực vào năm 1100 trước Công nguyên. Sao Kochab chỉ cách thiên cực bắc bằng một nửa khoảng cách so với sao Polaris ngày nay.
Trong tương lai, Errai (Gamma Cephei) thuộc chòm sao Cepheus (Tiên Vương) sẽ trở thành sao Bắc Cực vào khoảng năm 4000 và sau đó là đến lượt sao Alderamin (Alpha Cephei) cũng thuộc chòm sao này vào năm 7500 trở thành sao Bắc Cực.
Chu kỳ tiến động khoảng 26.000 năm, là hiện tượng thiên cực bắc di chuyển ngược chiều kim đồng hồ so với các ngôi sao trên bầu trời. Ngôi sao gần nhất với thiên cực bắc là sao Bắc Cực.
Trục trái đất không bao giờ thay đổi độ nghiêng, điều đó chỉ ra sự tồn tại của các sao Bắc Cực khác nhau. Nhiều người so sánh chuyển động của Trái đất là sự lung lay của một con quay trước khi nó rơi.
Tại sao tên của sao Bắc Cực sẽ tiếp tục thay đổi?
Làm thế nào để quan sát sao Thuban?
Bạn luôn luôn có thể tìm thấy Thuban bằng cách sử dụng hướng dẫn về chòm Tiểu Hùng.
Sao Thuban, thuộc chòm sao Draco (Thiên Long), mặc dù có độ sáng biểu kiến không cao, nhưng nó đủ sáng để quan sát vào ban đêm.
Hầu hết mọi người quan sát từ nhóm sao Big Dipper (Cái Muỗng Lớn, hay còn gọi là Bắc Đẩu) đến nhóm sao Little Dipper (Cái Muỗng Nhỏ) để tìm ra sao Thuban trên bầu trời. Bạn hãy vẽ một đường tưởng tượng nối hai ngôi sao Mizar và Pherkad, bạn sẽ thấy Thuban.
Tóm lại: Sao Thuban đã từng là sao Bắc Cực cách đây 5.000 năm, khi các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng. Nó thuộc chòm sao Draco (Thiên Long).
TobDAC – SiriusDAC
Theo EarthSky.Org
Bình luận