Giữa những người ủng hộ việc coi Pluto như một hành tinh và những người chống đối có thể vẫn còn những tranh cãi. Nhưng còn có một cuộc tranh luận khác lớn hơn : đó là độ lớn cực đại của một hành tinh. Vài năm gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những thiên thể khổng lồ nằm ở giữa ranh giới của các hàn h tinh và một ngôi sao lùn nâu.

Sự phức tạp này vượt quá việc định nghĩa một ngôi sao đơn giản là phải có một “lò” phản ứng nhiệt hạch ở trong tâm. Các chuyên gia săn hành tinh ở những hệ sao khác đã tìm thấy.những hành tinh lớn mà sao Mộc, một hành tinh khí lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta, nếu đặt cạnh chúng thì chỉ như một chú lùn. Những phát hiện như vậy có thể đại diện cho chiếc cầu nối giữa những hành tinh và ngôi sao.

MỘT HÀNH TINH CÓ THỂ NẶNG TỚI CỠ NÀO? - 080326 planet dwarf 02 / Thiên văn học Đà Nẵng
Sự khác nhau giữa các hành tinh và sao lùn nâu (Credit: Robert Roy Britt, SPACE.com).

Sara Seager, một nhà vật lý thiên văn tại MIT nói:”Tựu chung lại, những phát hiện đó đang làm thay đổi quan niệm của chúng ta thế nào là một hành tinh. Cho tới bây giờ, người ta vẫn đang tranh cãi xem liệu một thiên thể lớn tới cỡ nào thì đựơc gọi là một hành tinh và giới hạn trên của một hành tinh là bao nhiêu”.

Những ngôi sao lùn nâu đại diện cho những vật thể lớn nhất nằm ở giữa ranh giới của các hành tinh và những ngôi sao. Chúng nhỏ hơn những ngôi sao lùn đỏ mờ, nhưng có thể năng hơn sao Mộc tới 70 lần. Nhiều sao lùn nâu có vẻ như là những ngôi sao không kích hoạt được lò phản ứng hạt nhân ở trong tâm, còn một số khác nhỏ hơn, thì lại có vẻ giống những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc hoặc sao Thổ trong hệ Mặt trời.
Một trong những ngôi sao lùn nâu đã gây được sự chú ý của nhiều người được tìm ra hồi tháng 4 năm 2008. Vật thể trôi tự do đó có khối lượng khoảng từ 15 tới 30 lần sao Mộc và nó đại diện cho những thiên thể lạnh nhất cùng cỡ với nhiệt độ chỉ là 350 độ C. Các nhà thiên văn học coi đó có thể là một đại diện cho một nhóm các thiên thể nằm ở giữa chỗ còn trống trong thứ bậc thiên văn từ hành tinh cho tới các ngôi sao lùn nâu.

Cũng thuộc nhóm này nhưng có khối lượng nhỏ hơn, vào cuối năm ngoái, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên nhìn được hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoại hệ. Đó bao gồm một hệ 3 hành tinh và khối lượng của chúng nằm trong khoảng từ 7 cho tới 10 lần khối lượng Mộc tinh. Trong một nghiên cứu khác, người ta đã phát hiện ra hành tinh ngoại hệ Formalhaut b với khối lượng chỉ bằng 3 lần sao Mộc.

Những thiên thể trên nằm trong khoảng khối lượng vẫn chấp nhận là một hành tinh (gấp 13 lần sao Mộc). Tuy nhiên, những phát hiện trên có thể vẫn giúp các nhà khoa học sáng tạo ra những định nghĩa khác về hành tinh chứ không chỉ đơn thuần dựa vào khối lượng của chúng. Những hệ hành tinh trên đều có chứa những đĩa khí và bụi chúng tỏ chúng đang còn ở thời kỳ mới hình thành và điều đó cũng giúp chúng ta hình dung ra quá trình các hành tinh trong hệ Mặt trời cũng như các hệ mặt trời khác được hình thành ra sao.

Những vấn đề xung quanh việc định nghĩa hành tinh đối với nhóm thiên thể lớn cũng đã được đưa ra trong một hội nghị về Pluto được tổ chức vào tháng 3 năm 2009 tại Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở thành phố New York. Seager chỉ ra rằng hệ 3 hành tinh trên chỉ là một trong số các ví dụ liên quan tới khái niệm hành tinh cho những thiên thể có khối lượng lớn. Ông nói:”Không ai có thể tự nghĩ ra một quy tắc nào để gọi chúng là cái này hay cái nọ”, ý ông ám chỉ tới hơn 300 hành tinh ngoại hệ đã được tìm ra cho tới nay.

Có lẽ điều các nhà khoa học cần phải làm bây giờ là lựa chọn ra một hành tinh ngoại hệ lớn nhất được biết cho tới nay và đặt làm mốc. Nhưng chúng ta đều biết rằng, những phát hiện mới về các hành tinh ngoại hệ vẫn xuất hiện đều đều và một quán quân về khối lượng có thể được tìm thấy bất cứ lúc nào.

Theo Space.com

Content Protection by DMCA.com