Một thiết bị nằm trên Tàu quan sát tầng bình lưu dành cho ngành Thiên văn học hồng ngoại (SOFIA) đã phát hiện nguyên tử Oxy trong bầu khí quyển của Sao Hỏa lần đầu tiên, kể từ sau lần khảo sát cuối cùng cách đây 40 năm. Những nguyên tử này được tìm thấy trong các tầng trên của khí quyển Sao Hỏa, hay được gọi là tầng giữa của bầu khí quyển.
Nguyên tử oxy ảnh hưởng đến cách các loại khí khác thoát ra khỏi Sao Hỏa, do đó nó gây ra tác động đáng kể đến bầu khí quyển của hành tinh. Các nhà khoa học chỉ phát hiện khoảng một nửa số lượng oxy theo dự kiến, điều đó có thể là do sự thay đổi trong bầu khí quyển của Sao Hỏa. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục sử dụng SOFIA để nghiên cứu những thay đổi này, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khí quyển trên “Hành tinh đỏ”.
“Nguyên tử oxy trong khí quyển Sao Hỏa thật sự rất khó để đo lường,” theo Pamela Marcum – Nhà khoa học từ dự án SOFIA. “Để quan sát các bước sóng hồng ngoại lớn – thứ cần có để phát hiện được nguyên tử oxy, các nhà nghiên cứu phải ở bên trên phần lớn bầu khí quyển của Trái đất và sử dụng các thiết bị có độ nhạy cao, trong trường hợp này là một quang phổ kế, SOFIA đáp ứng cả 2 yêu cầu trên.
Nhiệm vụ Viking, Marnier trong những năm 1970 là những lần cuối chúng ta đo được Oxy trong khí quyển Sao Hỏa. Những lần khảo sát gần đây khả thi hơn nhờ vào vị trí trên không trung của SOFIA: nằm ở độ cao từ 11 đến 14 nghìn km, bên trên phần lớn hơi nước – yếu tố ngăn cản tia hồng ngoại trong khí quyển Trái đất. Một trong những thiết bị tiên tiến trên tàu, German Receiver for Astronomy at Terahertz Frequencies (GREAT – nôm na là “Máy thu tần số Terahertz dùng cho Thiên văn bởi Đức”), cho phép các nhà thiên văn có thể phân biệt oxy trong khí quyển Trái đất với oxy trên Sao Hỏa. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong một bài báo đăng trên tạp chí “Astronomy and Astrophysics” năm 2015.
Theo Kassandra Bell – NASA.gov
Bình luận