Mặc dù theo dự báo, người Việt Nam chỉ có thể bắt đầu quan sát hiện tượng nhật thực hình khuyên được cho là dài nhất 1.000 năm vào khoảng 14 giờ 15 phút ngày 15.1, nhưng chưa đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, hàng chục bạn trẻ ở TP.HCM đã tập trung tại Nhà Thiếu nhi Q.5 để đón xem nhật thực.

 

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 6 / Thiên văn học Đà Nẵng
Một bạn trẻ say sưa xem nhật thực với chiếc kính ngộ nghĩnh – Ảnh: Nghĩa Phạm

Nhà Thiếu nhi Q.5 là địa điểm được Hội Thiên văn học nghiệp dư TP.HCM chọn để tập trung hướng dẫn mọi người đến xem nhật thực. Nhiều thiết bị, dụng cụ thiên văn từ chuyên dụng như kính thiên văn, kính chuyên dùng xem nhật thực đến tự chế như chậu nước, kính thợ hàn đã được các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) Thiên văn nghiệp dư TP.HCM chuẩn bị chu đáo để phát cho các thành viên trong CLB cũng như những người hiếu kỳ, thích thú đến xem.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, cho biết tại TP.HCM, mọi người có thể xem nhật thực hình khuyên bắt đầu từ 14 giờ 16 phút (khi mặt trăng bắt đầu “ăn” mặt trời) và nhật thực đạt cực điểm là vào khoảng 15 giờ 40 phút, sau đó đến hơn 16 giờ thì kết thúc.

 

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 1a / Thiên văn học Đà Nẵng
Mặt trăng “ăn” mặt trời – Ảnh: Tuấn Anh

Anh Anh Tuấn cho biết: “Rất tiếc là tại Việt Nam nhật thực chỉ là bán phần, chứ không đạt được hình khuyên hoàn toàn. Đến năm 2016, sẽ có nhật thực bán phần nữa, nhưng vào buổi sáng sớm, rất khó coi và chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn chứ không kéo dài như lần này”.

Anh Tuấn Anh, một thành viên khác trong CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, chia sẻ đến năm 2070 mới có nhật thực hình khuyên tiếp. Lúc đó mình già lắm rồi, sao coi được”.

* Chiều nay (15.1), bầu trời TP.HCM tương đối nhiều mây, nên việc quan sát nhật thực vành khuyên có những lúc không được thuận lợi.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trời hôm nay bỗng dưng nhiều mây là do trục rãnh xích đạo đi qua nam biển Đông phát triển với các nhiễu động có dạng xoáy khá rõ, đồng thời ở phía đông nam Philippines đang có một vùng áp thấp, có xu hướng mạnh lên.  

Nhật thực vành khuyên xảy ra khi trái đất ở gần nhất với mặt trời vào cùng thời điểm mặt trăng lại ở xa nhất so với trái đất. Do đó, mặt trăng không đủ lớn để che phủ hoàn toàn mặt trời. Dù ở thời điểm che phủ lớn nhất, mép của mặt trời vẫn xuất hiện phía sau mặt trăng cho nên hiện tượng này được gọi là nhật thực vành khuyên.

Nhật thực vành khuyên xảy ra vào chiều nay có đường đi bắt đầu từ Trung Phi, qua Ấn Độ Dương, đến phía nam của Ấn Độ, rồi di chuyển đến Đông Nam Á và kết thúc tại phía đông nam Trung Quốc. Người dân ở hầu hết các nước châu Phi và châu Á có thể được chứng kiến nhật thực vành khuyên này.

Tại Việt Nam chỉ có thể quan sát sát được nhật thực một phần, với độ che phủ trên 70% ở các tỉnh phía Bắc và càng về các tỉnh về phía Nam, tỷ lệ này nhỏ dần. Tại TP.HCM, nhật thực diễn ra lúc 14 giờ 17 phút, đạt cực đại 38,1% vào 15 giờ 41 phút và kết thúc vào 16 giờ 52 phút chiều nay.

Sau đây là một số hình ảnh quan sát nhật thực tại TP.HCM:

 

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 12 / Thiên văn học Đà Nẵng
Mọi người chuẩn bị sẵn sàng chờ xem nhật thực – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 3 / Thiên văn học Đà Nẵng
Xem nhật thực bằng phim phổi. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Anh Tuấn, đây không phải là những dụng cụ quan sát an toàn, bởi chúng không loại bỏ hoàn toàn tia tử ngoại, có thể gây hại mắt – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 4 / Thiên văn học Đà Nẵng
Nhiều máy quay cũng được “đeo kính” chuyên dụng để quay phim nhật thực – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 8 / Thiên văn học Đà Nẵng
Kính chuyên dùng được CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM phát và hướng dẫn mọi người xem – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 9 / Thiên văn học Đà Nẵng
Xem bóng mặt trăng “ăn” mặt trời qua thau nước – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 11 / Thiên văn học Đà Nẵng
Chiều nay trời TP.HCM nhiều mây, nên “chộp” ngay lúc mây vừa qua trời quang là hàng trăm con mắt lại hướng lên nhìn mặt trời – Ảnh: Nghĩa Phạm

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - PF3X1744 / Thiên văn học Đà Nẵng
Kính thiên văn được các bạn trẻ lắp đặt để thu bóng nhật thực trên giấy – Ảnh: Nghĩa Phạm

* Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Diệp Đức Minh của Thanh Niên Online chụp tại đại lộ Đông Tây – TP.HCM vào chiều nay:

Các bức ảnh chụp vào lúc:

 

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 14 gio 24 / Thiên văn học Đà Nẵng
14 giờ 24 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 14 gio 36 / Thiên văn học Đà Nẵng
14 giờ 36 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 14 gio 45 / Thiên văn học Đà Nẵng
14 giờ 45 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 14 gio 52 / Thiên văn học Đà Nẵng
14 giờ 52 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 15 gio 04 / Thiên văn học Đà Nẵng
15 giờ 4 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 15 gio 10 / Thiên văn học Đà Nẵng
15 giờ 10 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 15 gio 25 / Thiên văn học Đà Nẵng
15 giờ 25 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - 15 gio 50 / Thiên văn học Đà Nẵng
15 giờ 50 phút – Ảnh: Diệp Đức Minh

* Cùng ngày, CLB Thiên văn Bách Khoa tổ chức cho các bạn trẻ TP Đà Nẵng ngắm nhật thực vành khuyên tại Công viên biển Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà TP Đà Nẵng. Do bầu trời nhiều mây, 20 chiếc kính chuyên dụng để xem nhật thực rất khó xem, CLB đã chuẩn bị sẵn 40 chiếc kính được cắt từ những tấm kính dành cho thợ hàn (loại kính số 7 và số 11) để giúp mọi người cùng chiêm ngưỡng hiện tượng này.

 

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - nt1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Chiêm ngưỡng nhật thực qua chiếc kính chế tác từ kính thợ hàn – Ảnh: Nguyễn Tú

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - nt2 / Thiên văn học Đà Nẵng
Nhật thực đạt che lấp cực đại 49% tại TP Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú

Xem nhật thực hình khuyên dài nhất 1.000 năm - nt4c / Thiên văn học Đà Nẵng
Nhật thực dưới bóng dừa – Ảnh: Nguyễn Tú

 

Nguyên Mi – Mai Vọng – Nguyễn Tú
Theo Thanh Niên

Content Protection by DMCA.com