Như đã biết, tên lửa nước là trò chơi khá thú vị với dân yêu thiên văn học hay thích khám phá khoa học. Tuy nhiên việc tiếp cận nguyên lý và làm một tên lửa nước hoàn chỉnh bước đầu có thể có nhiều khó khăn. Bài viết sau đây giới thiệu một mô hình tên lửa nước khá đơn giản, các bạn có thể tự làm nó một cách dễ dàng!

Như đã biết, tên lửa nước là trò chơi khá thú vị với dân yêu thiên văn học hay thích khám phá khoa học. Tuy nhiên việc tiếp cận nguyên lý và làm một tên lửa nước hoàn chỉnh bước đầu có thể có nhiều khó khăn. Bài viết sau đây giới thiệu một mô hình tên lửa nước khá đơn giản, các bạn có thể tự làm nó một cách dễ dàng!

A) Nguyên lý họat động của tên lửa nước:

Rất đơn giản: tìm cách nén khí vào một chai kín (đã được trang trí thành hình một cái tên lửa), đến một áp suất nào đó thì thả ra. Áp suất lớn đẩy tên lửa bay lên, thế là xong! Trông theo thật là đẹp mắt.

B) Các bộ phận hợp thành:

1) Phần tên lửa: Là chai nước (thường là chai coca nhựa, dung tích 1,2 lit), được gắn thêm phần đầu và cánh để định hướng bay!

2) Phần giàn phóng: có cung cấp khí nén vào trong tên lửa, có khóa để giữ tên lửa khi chưa đủ khí nén và giải phóng tên lửa một cách dễ dàng khi đã đủ áp suất cần thiết! Giàn phóng có thể chia hai phần là giá đỡ và ống phong(sẽ nói cụ thể ở sau)!

C) Tiến hành làm tên lửa và giàn phóng:

1) Phần tên lửa:

+ Vật liệu cần thiết: 1 bìa bóng cứng A3; hai vỏ chai nước ngọt, dung tích 1,2 lit(một chai để nguyên, một chai cắt lấy phần đầu thôi); 1 tờ giấy A3 cứng; một tấm laphông nhỏ(nếu ko có laphông thì giấy bìa cứng cũng được).

 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image012 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
+ Tiến hành làm tên lửa:

– Chụp phần đầu của chai nước bị cắt vào phần đuôi của chai còn nguyên; Quấn tấm bìa bóng cứng quanh thân của chai nước(để tạo mặt trụ, sau này sẽ gắn cánh vào cho dễ). Dùng băng dính dính lại.
– Quấn tấm giấy A3 cứng lại thành hình nón, chủ để làm đầu của tên lửa!
– Cắt tấm laphông (bìa cứng) thành hình cái cánh của tên lửa, bạn có thể tùy ý làm rất nhiều hình dạng cánh khác nhau theo ý thích!

 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image004 / Thiên văn học Đà Nẵng
– Nhét một ít giấy báo cũ vào phần đầu nhọn của tên lửa(để phần đầu hơi nặng, khi bay tên lửa đỡ bị láng); Dùng băng keo gắn cố định đầu và cánh tên lửa vào phần thân. Như vậy ta đã có 1 tên lửa hoàn chỉnh rồi đó!
 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image006 / Thiên văn học Đà Nẵng

 

2) Phần dàn phóng:

+ Vật liệu cần thiết:
– Khoảng 2m ống nhựa PVC, đường kính D21, 6 cái chạng ba D21.
– 3 thanh thép nhỏ, đường kính khoảng 2-3 mm, dài khoảng 20-25 cm.
– Khoảng 30 cái lạt nhựa.
– Tấm gỗ kích thước khoảng 12x18x1 cm.
– 1 van xe đạp, được gắn vào 1 cái nắp ống D21. Vài cái đinh 1.
– Keo dán ống, keo lụa…

+Tiến hành làm:
-Cắt ngắn các đoạn ống nhựa ra như hình dưới đây:

 

Hướng dẫn làm tên lửa nước - image008 / Thiên văn học Đà Nẵng

 

Cái ống phóng dài khoảng 50 cm, hai cái ống dài dài khoảng 25 cm, mấy đoạn ngắn ráp vào nhau sao cho vừa như hình sau:
 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image010 / Thiên văn học Đà Nẵng
Để ‎ mấy cái lỗ nhỏ ở mấy cái ống ngắn, sau này để xuyên thanh thép vào, mục đích là để điều chỉnh hướng bắn.
-Lắp hai cái ống dài vào theo phương thẳng đứng, ta có hình như sau:

 

Hướng dẫn làm tên lửa nước - image012 / Thiên văn học Đà Nẵng

 

Khoảng cách giữa hai ống thẳng đứng bằng bề rộng của tấm gỗ!
-Dùng mấy cái đinh một cố định 1 thanh thép vào tấm gỗ:

 

Hướng dẫn làm tên lửa nước - image014 / Thiên văn học Đà Nẵng

 

 

-Tiếp theo làm ống phóng như hình dưới đây :

 

Hướng dẫn làm tên lửa nước - image016 / Thiên văn học Đà Nẵng

 

Cách đầu ống phóng khoảng 20 cm, dùng dây dù quấn vài vòng quanh ống, buộc chặt lại, dùng keo dán ống đổ vào, đợi cho khô thì lấy keo lụa quấn quanh(phần màu trắng ở phía trong).
Xếp đều đặn khoảng 20 cái lạt nhựa xung quanh ống, sao cho đầu các lạt phải bằng nhau, dùng vài cái lạt khác thắt lại, đổ keo dán ống vào cố định các nút thắt. Nhớ đầu có gờ của lạt nhựa phải quay vào phía trong, khi nhét chai vào ống phóng, miệng chai phải khít vào chỗ nút màu trắng, còn các gờ của lạt nhựa ôm khít vào gờ của cổ chai!
Vậy là xong phần ống phóng rồi!
-Lắp ống phóng vào lỗ của tấm gỗ. Rồi lắp cả hai cái này vào dàn:
 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image018 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image020 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
-Dùng hai thanh thép còn lại(đã được uốn thành hình chữ Z) gắn vào như hình trên, để tấm gỗ không bị xoay. Nhờ các lỗ đã đục sẵn từ trước (đã nói ở trên), ta có thể điều chỉnh hướng phóng của tên lửa!
-Phía cuối của ống phóng gắn cái bịt ống đã có van xe vào(lúc làm tui bỏ cái chi tiết này đâu mất, nên ko có trong hình, thông cảm nhé bà con!).
-Như vậy ta đã có một giàn phóng hoàn chỉnh rồi đó! Hình ảnh cuối cùng của nó đây:
 
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image021 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hướng dẫn làm tên lửa nước - image024 / Thiên văn học Đà Nẵng
-Trang trí tên lửa thật đẹp, lắp vào dàn phóng. Trông cũng oai đáo để bà con nhỉ.
-Với mô hình trên, chúc bà con có những phút giây thú vị với cái tên lửa và dàn phóng của mình nhé!
 
Phạm Quý Nhân
Content Protection by DMCA.com