Trong những ngày này, thế giới đang có một sự kiện thiên văn lý thú, đó là cuộc viếng thăm của ngôi sao chổi Lulin.

Sao chổi Lulin có ánh sáng xanh rực rỡ đến kì lạ và người ta có thể thấy nó bằng mắt thường. Nó đã được một học sinh khí tượng học mới 19 tuổi đến từ Đài Loan là Quanzhi Ye phát hiện khi đang hướng vào trong hệ mặt trời hồi tháng 7 năm 2007. Sau đó bức ảnh chụp được mang đến tháp thiên văn Lulin, Đài Loan nên từ đó người ta gọi luôn nó là sao chổi Lulin.

Các bạn hãy bắt đầu quan sát nó từ lúc 21:00, quan sát tốt nhất là vào khoảng 22:00 (theo giờ địa phương). Chọn địa điểm quan sát thật tối và không có ánh đèn. Nó trông giống như những ngôi sao bình thường nằm cao trên bầu trời phía Đông vào giữa đêm. Thời gian này không có trăng, các vật thể sáng nhất gần đó là Sao Thổ và sao Regulus của chòm Sư tử nên có thể quan sát Lulin một cách dễ dàng.

Hãy dùng Sao Thổ và Regulus để định hướng, nhắm vào điểm trên đường đi của Lulin đã được đánh dấu theo ngày trong bản đồ sao. Lulin rất mờ, có hình Oval mỏng và trôi giữa các ngôi sao nhỏ.

 

Quan sát Sao chổi Lulin như thế nào? - lulin john nassr1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Sao chổi Lulin, chụp bởi John Nassr, Baguio, Philippines, trên trang web Spaceweather.com

 

Quan sát Sao chổi Lulin như thế nào? - lulin 2 pac / Thiên văn học Đà Nẵng
Sao Chổi Lulin trong phần mềm Starry Night 6.06
 
 
Quan sát Sao chổi Lulin như thế nào? - lulin pr med / Thiên văn học Đà Nẵng

Quan sát Sao chổi Lulin như thế nào? - lulin star chart pac / Thiên văn học Đà Nẵng
Đường đi của Sao Chổi Lulin

 

Với một chiếc ống nhòm, bạn sẽ nhìn thấy nó có màu thiên về xám hơn là xanh lá. Với một chiếc kính thiên văn nghiệp dư loại lớn, màu sắc của Lulin sẽ hiện ra rõ ràng hơn.

Tải StarChart về Sao Chổi Lulin (PDF)

Chúc các bạn có những buổi quan sát vui vẻ!

Phan Hiền – PAC

 

Content Protection by DMCA.com