Sao chổi ISON sẽ xuất hiện trên bầu trời cuối năm nay. Trong khi rất khó để đoán được ISON sẽ đạt đến độ sáng như thế nào, thì một số nhà thiên văn học nói rằng nó có thể sáng tương đương với độ sáng của trăng tròn, thậm chí có thể nhìn thấy được vào ban ngày.

Hot: Sao chổi ISON đang hướng đến gần Mặt Trời - 1 / Thiên văn học Đà Nẵng

Sao chổi ISON có thể là một show trình diễn ánh sáng ngoạn mục trong một ngày tháng mười một với Mặt Trời. Credit: NASA/JPL-Caltech/UMD (Tony Farnham)

Sao chổi ISON đang tiến nhanh vào bên trong Hệ Mặt Trời và sẽ đạt vị trí gần Mặt Trời nhất vào ngày 28 tháng 11 sắp tới, với khoảng cách gần nhất là 730.000 dặm (1.2 triệu km). Các nhà thiên văn đang chụp những bức hình tuyệt vời về ISON thông qua kính viễn vọng.

Cập nhật:
Vị trí hiện tại của ISON (tính đến ngày 11/11/2013): Bên trong quỹ đạo của Sao Kim.
Khoảng cách so với Mặt Trời: 0.7 AU
Dự kiến:
Ngày 23/11/2013: Bên trong quỹ đạo Sao Thủy, khoảng cách đến Mặt Trời: 0.3 AU
Ngày 28/11/2013: Cận điểm của quỹ đạo, khoảng cách gần Mặt Trời nhất: 0.013 AU
Ngày 26/12/2013: Vị trí gần Trái Đất nhất: 39 triệu dặm (62.7 triệu km).

Sao chổi ISON được đặt tên theo một kính viễn vọng của Mạng Quang học Khoa học Quốc tế (International Scientific Optical Network). Hai người Nga đã phát hiện ISON thông qua một kính thiên văn phản xạ 15.4 inch (0.4 m) từ tổ chức này.

ISON được coi là một sao chổi “trượt qua Mặt Trời”, có nghĩa là nó sẽ vượt qua rất gần với Mặt Trời khi nó đi vào bên trong Hệ Mặt Trời trong tháng 11/2013

Hot: Sao chổi ISON đang hướng đến gần Mặt Trời - 2 / Thiên văn học Đà Nẵng

Hot: Sao chổi ISON đang hướng đến gần Mặt Trời - 3 / Thiên văn học Đà Nẵng

Đây là quỹ đạo của sao chổi C/2012 S1 (ISON). Sao chổi hiện đang nằm ngay bên trong quỹ đạo của Sao Mộc. Trong tháng 11/2013, sao chổi sẽ vượt qua với khoảng cách nhỏ hơn 1.1 triệu dặm (1.8 triệu km) tính từ bề mặt Mặt Trời. Sự nung nóng khốc liệt trong quá trình di chuyển gần Mặt Trời sẽ khiến sao chổi này trở thành một vật thể sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Hình ảnh được công bố ngày 05 tháng Hai năm 2013. Credit: NASA/JPL-Caltech.

Phát hiện và đặt tên

Nhà thiên văn học nghiệp dư Vitali Nevski và Artyom Novichonok đã phát hiện ra sao chổi trong bức ảnh được chụp bởi một kính thiên văn ISON tháng 9 năm 2012.

Thậm chí từ một khoảng cách rất xa, sao chổi đã xuất hiện rất sáng, khiến cho dự đoán lõi của sao chổi có thể có kích thước từ 0.6 đến 6 dặm (1 đến 10 km), theo nhà thiên văn học Matthew Knight đến từ Đài thiên văn Lowell và NASA.

ISON dự kiến sẽ đạt khoảng cách gần nhất 800,000 dặm (1.2 triệu km) so với bề mặt Mặt Trời. Điều này sẽ diễn ra ngày 28/11/2013 sắp tới.

Theo truyền thống, các sao chổi được đặt tên theo những người tìm thấy chúng, chẳng hạn như Shoemaker-Levy 9 đâm vào sao Mộc vào năm 1994, hoặc Hale-Bopp tỏa sáng trên bầu trời Bắc bán cầu vào năm 1997.

Tuy nhiên, sao chổi ISON là một phần của xu hướng mới khi mà tên của nó được đặt theo tên của dự án chứ không phải cá nhân phát hiện ra nó. Điều này có nghĩa rằng một số sao chổi có thể có cùng tên, dẫn đến nhầm lẫn.

Vì lý do đó và cũng vì phương pháp mới ít mang tính cá nhân hơn, Peter Jedicke , cựu chủ tịch của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Canada, đã kêu gọi quay trở lại với các quy ước đặt tên cũ.

Tất cả sao chổi cũng có một tên khác được đặt bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế bao gồm các đặc trưng chẳng hạn như là năm phát hiện ra nó. Tên chính thức ISON là sao chổi C/2012 S1.

Quỹ đạo giống với “Sao chổi vĩ đại năm 1680”

Tại thời điểm phát hiện ra nó vào cuối tháng 9 năm 2012, sao chổi ISON cách 625 triệu dặm (1 tỷ km) từ Trái đất trong khu vực chòm sao Cự Giải (Cancer).

Tại khoảng cách 584 triệu dặm (939 triệu km) từ mặt trời, sao chổi đạt độ sáng biểu kiến 18,8, tính theo thang điểm của các nhà thiên văn học đánh giá độ sáng của đối tượng trên bầu trời (vật thể càng sáng thì số càng nhỏ). Độ sáng biểu kiến này có nghĩa là mờ hơn khoảng 100.000 lần so với độ sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được.

Điểm thú vị nhất của sao chổi này là quỹ đạo ban đầu của nó tương đồng với “Sao chổi Vĩ đại năm 1680” được viết trên Space tháng 9 năm 2012.

“Sao chổi đó đem đến một màn trình diễn rực rỡ, thoáng tỏa sáng đến độ có thể nhìn thấy vào ban ngày và sau đó, khi mà nó di chuyển ra khỏi Mặt Trời, ném cái đuôi dài rực rỡ trải dài ở bầu trời hoàng hôn phía tây sau khi mặt trời lặn như là một chùm sáng hẹp kéo dài khoảng 70 độ” (một nắm tay hướng lên trời chiếm khoảng 10 độ).

Khi sao chổi vẫn đang ở xa Trái Đất, vào tháng 2 năm 2013, tàu thăm dò Deep Impact của NASA đã chụp một loạt ảnh sao chổi này. Deep Impact trước đây đã chụp ảnh cận cảnh sao chổi Tempel 1 và Hartley 2, nhưng các nhà thiên văn học đã bị cuốn hút với rất nhiều hoạt động đang diễn ra với ISON mặc dù lúc đó nó vẫn đang ở rất xa Mặt Trời.

“Kết quả sơ bộ cho thấy rằng mặc dù sao chổi vẫn đang ở vòng ngoài của Hệ Mặt Trời với khoảng cách hơn 474 triệu dặm ( 763 triệu km ) từ Mặt Trời, nhưng nó đã bắt đầu hoạt động. Tính đến ngày 18 tháng 01/2013, phần đuôi mở rộng tính từ lõi của ISON đã dài hơn 40.000 dặm ( 64.400 km )”, NASA tuyên bố trong một thông cáo báo chí tháng 2 năm 2013.

Chuẩn bị cho một màn trình diễn thú vị trên bầu trời

Với hơn một năm để chuẩn bị, NASA và các tổ chức khác đang bận rộn lên kế hoạch làm thế nào để quan sát sao chổi này.

Cặp đôi Solar TErrestrial RElations Observatory (STEREO) đang quan sát liên tục Mặt Trời từ quỹ đạo của chúng. Điều này sẽ mang lại khả năng quan sát tốt khi sao chổi di chuyển sát Mặt Trời trong tháng 11 năm 2013, NASA tuyên bố.

“Nếu ISON hoạt động như dự kiến, STEREO sẽ có một cái nhìn ngoạn mục”, theo NASA.

“Trong thời gian di chuyển gần Mặt Trời nhất, nó sẽ thực sự vượt qua phía trước của Mặt Trời khi nhìn từ phía sau [một trong 2 vệ tinh]”, cơ quan này nói thêm, “điều này mở ra khả năng thú vị chúng ta có thể quan sát được sự phát xạ của bức xạ cực tím cực xa (extreme-ultraviolet – EUV) từ sao chổi, tương tự với quan sát gần đây đối với sao chổi Lovejoy khi nó di chuyển sát Mặt Trời.”

Sao chổi là một vật thể hay thay đổi trên bầu trời. Nó có thể bùng sáng lên hoặc chết đi bất cứ lúc nào và rất khó dự đoán.

Với những gì đã biết, chắc chắn là ISON sẽ không đe dọa Trái đất. Khoảng cách gần nhất của nó vẫn sẽ là 40 triệu dặm (64 triệu km) từ Trái đất, khoảng gần một nửa khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Hiền Thanh Phan – DAC
Theo SPACE

Content Protection by DMCA.com