Ngôi sao khổng lồ VY Canis Majoris (trong chòm sao Canis Major – Chó Lớn) làm Mặt Trời của chúng ta trông giống như 1 hạt bụi vậy.

Kích thước khổng lồ của sao VY Canis Majoris và UY Scuti - 1 osdonf / Thiên văn học Đà Nẵng

Nếu ngôi sao khổng lồ VY Canis Majoris nằm ở trung tâm Hệ Mặt Trời của chúng ta, thì bệ mặt của nó sẽ vượt qua khỏi quỹ đạo của Sao Mộc.

VY Canis Majoris có đường kính gần 13.2 đơn vị thiên văn ( khoảng 2 tỉ km) nên nếu đem Mặt Trời (với đường kính gần khoảng 1.4 triệu km) so sánh với nó thì Mặt Trời không là gì cả!

Kích thước khổng lồ của sao VY Canis Majoris và UY Scuti - 2 povsyi / Thiên văn học Đà Nẵng

Hình ảnh minh họa kích thước của ngôi sao VY Canis Majoris và Mặt Trời.

Ngôi sao này cách Trái Đất khoảng 5000 năm ánh sáng, và đã từng là ngôi sao lớn nhất được biết đến bởi khoa học. Tuy nhiên, hôm nay, các nhà khoa học tin rằng UY Scuti (thuộc chòm sao Scutum – Lá Chắn) mới là ngôi sao nắm giữ danh hiệu đó, với một đường kính đáng tự hào khoảng 2.4 tỉ km, to hơn cả ngôi sao VY Canis Majoris đấy các bạn.

Kích thước khổng lồ của sao VY Canis Majoris và UY Scuti - 3 og5tai / Thiên văn học Đà Nẵng

Hình ảnh minh họa kích thước của UI Scuti và Mặt Trời.

VyVyDAC theo Curiosity, Heli, Univer Today

Content Protection by DMCA.com